Cách giúp trẻ hết nói ngọng thành công, giao tiếp chuẩn như người lớn

Trẻ nói ngọng là tật phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Chúng ta cùng xem một số liệu pháp để giúp trẻ cải thiện tình trạng này nhé!

Trẻ nói ngọng nếu không được sử từ sớm sẽ thành tật, trẻ càng lớn thì việc chỉnh đốn càng khó khăn hơn. Vì thế, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nói ngọng, bố mẹ nên sử từ sớm cho bé.

Nói ngọng là thuật ngữ miêu tả cách đứa trẻ phát âm sai. Trẻ hay phát âm sai các âm “s” thành âm “th”, trong khi âm “s” được tạo bằng lưỡi và sau răng trên thì trẻ ngọng lại đẩy lưỡi ra.

Tình trạng trẻ ngọng đang lo lắng và lo ngại hay không phụ thuộc vào độ tuổi. Nếu trẻ phát âm sai khi dưới 6 tuổi thì cha mẹ không nên lo lắng quá, nhưng nếu khi lên 7 tình trạng ngọng vẫn tiếp diễn thì cha mẹ nên can thiệp.

1. Nhận biết trẻ nói ngọng dạng nào

Để có thể giúp trẻ hết ngọng, bạn cần phân biệt trẻ thuộc lại ngọng nào? Có 4 loại ngọng cơ bản, phổ biến mà các trẻ hay gặp phải:

  • Kiểu bên: Kiểu ngọng này âm thanh phát ra có vẻ “nhão” do luồng không khí đẩy ra quanh lưỡi.
  • Kiểu răng: Một số âm không nghe rõ do lưỡi đẩy vào răng cửa, trẻ nói không tròn câu chữ.
  • Ngọng giữa răng: Khi lưỡi đẩy vào kẽ giữa hàm răng, sẽ gặp khó khăn khi phát âm chữ “s” hoặc “z”, hay gặp ở trẻ mất răng cửa.
  • Kiểu vòm: Lưỡi chạm vào vòm miệng khiến trẻ khó khăn trong phát âm một số âm tiết.

2. Mẹo dạy trẻ nói chuẩn

Giúp trẻ hết nói ngọng là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ, để tránh khi lớn lên đó trở thành một khuyết điểm làm bé tự ti và cản trở nhiều việc.

Nếu trẻ bị xoang, dị ứng hay thở bằng mũi và ngâm hai môi lại. Bạn nên giúp trẻ thông thoáng mũi vì nghẹt mũi là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Bởi việc thở bằng miệng khiến lưỡi nằm phẳng và có xu hướng thè ra ngoài.

Hạn chế trẻ mút tay: Đây là nguyên nhân góp phần làm trẻ bị ngọng. Bởi trẻ mút tay và thu hút sự chú ý của con vào hoạt động khác thú vị hơn sẽ không chú ý đến câu nói của mình phải “chuẩn”.

Nên cho trẻ sử dụng ống hút để hút nước. Hoạt động này giúp trẻ có thói quen dùng lực của môi thay vì tạo lực lên răng. Đồng thời, nó cũng giúp rèn luyện cơ môi, miệng- rất quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi cần sử dụng lực của môi, miệng. Ví dụ như trò chơi thổi kèn tiệc bằng một cái ống nhỏ. Đây là một bài tập có khá nhiều lợi ích, vì sẽ giúp cơ môi, má khỏe hơn để tạo ra âm thanh. Đồng thời, nó có xu hướng đẩy lưỡi vào trong, không làm trẻ bị đầy lưỡi, nói đưa lưỡi ra ngoài.

Cho trẻ nhìn vào gương và tập cho hai hàm răng ngậm lại khi phát ra âm thanh, bài tập này có thể giúp bé giữ lưỡi sau răng. Ngoài ra, còn khiến trẻ tự tin nói trước đám đông mà không hề run.

3. Khi nào cần đưa trẻ nói ngọng đi điều trị?

Nếu tình trạng nói ngọng của con không cải thiện dù đã áp dụng nhiều phương pháp, các bậc phụ huynh nên nghĩ đến việc đưa con đi điều trị.

Trẻ trên 7 tuổi vẫn nói ngọng, hãy đưa con đến bệnh viện nhi khoa để các bác sĩ có bài tập về vật lý trị liệu vùng cơ môi, má, miệng, lưỡi, các buổi tâm lý, trò chuyện để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Đôi khi các bậc phụ huynh coi nhẹ vấn đề nói ngọng ở trẻ và cho rằng khi lớn sẽ tự mất đi. Trên thực tế, không hoàn toàn như vậy, nếu không sửa đổi, uốn nắn sẽ thành thói quen lớn lên cùng trẻ. Do đó, thấy trẻ phát âm sai hãy kiên trì sửa cho trẻ phát âm đúng.

Nguồn : bau.vn