Cách nhận biết chất độc trong thực phẩm bằng cảm quan giúp bảo vệ sức khỏe gia đình

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đưa lên hàng đầu. Để đảm bảo an toàn cho mọi người, Bau.vn giúp bạn nhận biết chất độc theo cảm quan để phần nào hạn chế ngộ độc thực phẩm.

Cách nhận biết chất độc trong thực phẩm giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

1. Nhận biết thực phẩm có chứa formol

Đối với cá: Ấn nhẹ vào cá thấy mềm mại thì có thể yên tâm phần nào là cá không chứa formol. Lựa chọn cá còn mùi đặc trưng, tốt nhất là mua cá còn tươi.

Đậu phụ: Chọn đậu phụ bề mặt trơn và cứng tự nhiên. Bạn có thể chọn một số loại đậu phụ dưới dạng nước, còn gọi đậu phụ Nhật Bản.

Mì sợi: Không nên chọn những loại có màu “bắt mắt” (mì sợi tại một số quốc gia châu Á thường được nhuộm màu). Nên rửa thực phẩm cẩn thận dưới vòi nước vì formal tan trong nước.

2. Nhận biết hạt dưa nhuộm hóa chất

Theo kinh nghiệm, những loại hạt dưa sử dụng phẩm màu công nghiệp thường có màu sắc sặc sỡ, nhìn như sơn. Còn phẩm màu thực phẩm thường có màu sắc tự nhiên, màu nhạt. Đối với các loại hạt được nhuộm nói chung và hạt dưa nói riêng, người tiêu dùng nên chọn loại hạt có màu sắc thật, không nên chọn loại có màu sắc sặc sỡ, không lấy những loại hạt có hiện tượng nấm mốc.

3. Nhận biết chất độc trong rau củ

Rau muống

Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vấn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Giá đỗ

Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá những chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hay xào tái ta thấy nước mờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.

Rau bí

Ngọn rau dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen… là những loại rau bị bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

Rau cần

Rau có thân to, ngó rau trắng ngần, nhanh bị héo (để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thần khô tóp lại nhăn nheo), khi xào nấu lá rau chuyển sang màu xanh đen là rau bị phun quá nhiều. thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.

Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván…)

Nếu thấy quả bóng nhẫy, ít lông tơ, có thể người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

Các loại hoa quả

Quan sát bằng mắt thường nếu thấy, phần núm quả hay kẽ lá (nơi lưu giữ hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản nhiều nhất) bị lõm thì không nên mua. Không sử dụng quả có mùi, vị lạ, khác thường.

4. Nhận biết chất độc trong trứng gà

Trứng gà công nghiệp tẩy trắng

Có màu trắng hơi phớt hồng, trông như có lớp bụi trắng phủ lên, không có độ bóng, vỏ rất sạch sẽ và đều tăm tắp “trăm quả như một” và đặc biệt có thể tích to hơn.

Khi chế biến, nếu đập vỡ trứng ra mà thấy lòng trắng không có màu trong suốt, ngả sang màu trắng hoặc bị vón cục, thì nên bỏ trứng đi.

Trứng gà ta giả

Thường nhỏ hơn, quả có hình dáng lớn – nhỏ, tròn – dài khác nhau, có màu trắng, bóng tự nhiên và có thể có vết bẩn dính trên vỏ.

 

 

Nguồn : bau.vn