Cách xử trí nhanh chóng dành cho cha mẹ khi trẻ nuốt phải dị vật

Trẻ con vô cùng hiếu động và ham mê khám phá, chỉ cần bố mẹ "rời mắt" một chút, rất có thể trẻ sẽ nuốt phải dị vật dẫn đến hậu quả khôn lường.

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang tập đi, tập nói việc tò mò, khám phá mọi thứ xung quanh là một điều gì đó vô cùng hấp dẫn. Trẻ sẽ tiếp xúc với mọi thứ thông qua việc nhìn, ngửi, chạm và nếm thử. Chính vì thế, dễ dẫn tới nguy cơ trẻ nuốt phải dị vật. Với những trường hợp này, cha mẹ cần có cách xử trí nhanh chóng.

1. Biểu hiện cho thấy trẻ nuốt phải dị vật

Dị vật là những thứ trẻ không được nuốt vào. Nếu bé nuốt phải dị vật, nó có thể bị mắc kẹt dọc theo đường tiêu hóa. Mặc dù nuốt phải dị vật có thể xảy ra ở trẻ em mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất ở trẻ em từ 1 đến 3 tuổi.

Một số biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật thường thấy là:

  • Bé ho, tiết nhiều nước bọt, đau khi nuốt, đau bụng hoặc nôn mửa, ói máu, đại tiện có máu.
  • Nếu có dấu hiệu ho, sặc, suy hô hấp. Có thể dị vật đã đi vào vào đường hô hấp.
  • Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật dẫn đến tắc nghẽn đường tiêu hóa còn phụ thuộc vào đặc tính vật lý, hình dạng, kích thước và thành phần của dị vật.

2. Những dị vật trẻ hay nuốt phải là gì?

Khi phát hiện bé có các biểu hiện khi nuốt phải dị vật, có thể con đang nuốt các món đồ sau:

  • Đồng xu: Đây là dị vật phổ biến nhất. Thường an toàn trừ các đồng xu có kích thước lớn (đường kính từ 21mm trở lên).
  • Vật nhỏ (không sắc nhọn): Bao gồm các bộ phận đồ chơi, nút áo, nhẫn, một số bông tai, kẹp giấy, răng. Những dị vật này thường không quá đáng lo vì chúng không sắc nhọn.
  • Pin nút: Đây là dị vật thuộc dạng nguy hiểm đối với trẻ. Khi phát hiện bé có những biểu hiện nuốt phải dị vật là pin, hãy tìm cách lấy nó ra khỏi người trẻ.
  • Nam châm: Cũng giống như pin, nam châm cũng là dị vật thuộc dạng nguy hiểm đối với trẻ.
  • Vật sắc nhọn: Bao gồm kim, đinh ghim, đinh, vít, tăm và một số bông tai. Xương, nắp chai, thanh kéo nhôm cũng được coi là sắc bén. Hầu hết chúng cần được lấy ra khỏi cơ thể trẻ nhanh nhất có thể. Các vật sắc nhọn có thể bị kẹt và dẫn đến thủng đường tiêu hóa. Các mảnh kính nhỏ thường trôi trong cơ thể bé mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

3. Cách sơ cứu khi trẻ nuốt dị vật

Khi phát hiện bé có biểu hiện nuốt phải dị vật, trước khi đưa con đến bệnh viện, cha mẹ cần sơ cứu bé trước.

  • Đảm bảo con không ăn hoặc uống trước khi đưa đến bệnh viện.
  • Hãy để ý khi bé có các biểu hiện liên quan đến hô hấp như ho, nghẹt thở hoặc khó thở khi nuốt phải dị vật. Có thể dị vật đã mắc kẹt trong đường thở của con. Điều này đủ nguy hiểm để điều trị khẩn cấp tại bệnh viện.
  • Trong trường hợp trẻ không có triệu chứng rõ ràng, không nên cố lấy dị vật bằng ngón tay hoặc gây nôn vì dị vật có thể bị bật ra khỏi thực quản và tự chui vào đường thở, vô cùng nguy hiểm.
  • Mang những vật có hình dạng và kích thước tương tự với dị vật trẻ đã được nuốt để nhân viên y tế xem.
  • Liên hệ và đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành chụp X-quang ngực và dạ dày. Phương pháp này sẽ có thể xác định vị trí chính xác của dị vật.

Những biểu hiện khi trẻ nuốt phải dị vật bao gồm ho, tiết nhiều nước bọt, đau khi nuốt, suy hô hấp. Những dị vật thường gặp có thể là đồng xu, nút áo, bộ phận đồ chơi, pin, nam châm, vật sắc nhọn… Trong đó, pin, nam châm và những món sắt nhọn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Khi phát hiện bé có những biểu hiện nuốt phải dị vật, cha mẹ cần sơ cứu và đưa bé đến bệnh viện ngay.

Nguồn : bau.vn