Cô gái 30 tuổi chia sẻ trải nghiệm khám phụ khoa trước quan hệ tình dục

A Hạ, người Trung Quốc chia sẻ trải nghiệm về chuyện khám phụ khoa sau khi quan hệ tình dục. Nhắc nhở những điều phải biết trước khi đi khám!

Tôi là A Hạ là một người phụ nữ bình thường như bao người, năm nay 30 tuổi, muốn chia sẻ với mọi người một chút về vấn đề tình dục. Cũng giống như kinh nguyệt, phụ nữ khi bắt đầu quan hệ tình dục sẽ mở ra một giai đoạn mới của cơ thể, có thể dẫn đến một số phiền phức nhất định. Bạn sẽ phải cắn răng chịu đựng đi khám sức khoẻ phụ khoa, bạn sẽ gặp rắc rối để tiêm vắc xin HPV và vô cùng hoảng hốt khi mình bị chậm kinh…

Giống như khi con gái bắt đầu hiểu về mối quan hệ của cơ thể dậy thì với kinh nguyệt, họ bắt đầu biết cách mua và dùng băng vệ sinh hay tampon. Thì đối với những phụ nữ chưa và đã quan hệ tình dục, chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về các vấn đề như sau khi quan hệ tình dục, cơ thể chúng ta sẽ thay đổi như thế nào, cần phải làm gì?

Vì tính riêng tư nên chủ đề này được thảo luận quá ít, chúng ta nên tìm hiểu nhiều hơn và sau đây là một số trải nghiệm và suy nghĩ cá nhân của tôi.

Trải nghiệm lần đầu đi khám phụ khoa như thế nào?

Sau khi quan hệ tình dục, sự thay đổi dễ nhận biết nhất đến từ khám phụ khoa. Các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ đã quan hệ tình dục nên khám định kỳ như siêu âm âm đạo, khám trong âm đạo… Một mặt có thể giúp quan sát rõ hơn, từ đấy phát hiện và phòng tránh bệnh tật; một mặt không cần nhịn tiểu, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả kiểm tra.

Dù biết sự cần thiết của khám phụ khoa nhưng tôi vẫn không tránh khỏi lo sợ. Hồi còn đi học, tôi vô tình biết được mình mắc bệnh viêm âm đạo do nấm. Sau bao nhiêu ngày về nhà, bài tập không làm, cơm không ăn, tắm xong liền đi ngủ, mẹ tôi liền phát hiện ra các biểu hiện bất thường này và đưa tôi đi bệnh viện.

Sau một thời gian chờ đợi, cuối cùng tôi cũng bước vào phòng khám. Phía sau tấm rèm là giường nằm khám phụ khoa, giống chiếc ghế ở phòng khám nha khoa thì đúng hơn, nhưng có thêm hai chỗ để giẫm chân lên.

Đèn chiếu sáng trưng khiến tôi không biết phải làm sao. Bác sĩ hỏi mẹ tôi mấy câu, rồi quay sang bảo tôi: “Cởi quần ra, lên giường nằm”.

Tôi từ từ cởi quần ra, chân tay lóng ngóng leo lên giường. Chân vừa giẫm lên trên thì nghe bác sĩ nói: “Nhiễm nấm mốc, xuống đi”. Tôi mặc quần vào, lấy đơn thuốc và đi thanh toán tiền. Sau khi uống thuốc hai ngày thì tình hình đỡ hẳn.

Mặc dù trải nghiệm không gây đau đớn về thể xác nhưng bệnh viện chật kín bệnh nhân nữ vẻ mặt buồn rầu, ánh đèn sáng chói lói, lại còn trước mắt người lạ lộ vùng kín khiến tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và sợ hãi.

Sau khi quan hệ, tôi chọn bệnh viện tư nhân để khám phụ khoa. Mặc dù thái độ rất lịch sự nhưng vẫn là trước mặt người lạ lộ cơ thể, với những động tác khám bệnh khiến tôi vô cùng khó chịu.

Tôi tự an ủi mình, bác sĩ cũng rất nhẹ nhàng, nhưng sự đụng chạm của dụng cụ mỏ vịt vào cơ thể khiến các cơ thể căng cứng và co lại, chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn.

Còn đối với khám ung thư tử cung sẽ có một chút cảm giác lạ và đôi khi có lượng máu nhỏ trong vòng một hoặc hai ngày sau khi khám.

Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ thấy một người phụ nữ nào vui vẻ nói: “Tôi đi khám phụ khoa”. Hầu hết những gì mọi người thể hiện là sợ hãi, xấu hổ và lo lắng.

Tôi có thể hiểu được sự vất vả của các bác sĩ, thời gian có hạn, số lượng bệnh nhân không giới hạn và họ muốn hoàn thành công việc khám bệnh càng sớm càng tốt. Nhưng tôi cũng hy vọng rằng các bác sĩ có thể hiểu hơn cảm giác của bệnh nhân, sự thoải mái rất quan trọng. Ngoài ra, mong rằng nam giới có thể hiểu được đặc thù của cấu tạo sinh lý phụ nữ và cho bạn đời sự an ủi, động viên nhiều hơn trước khi khám.

Nguồn : bau.vn

  • Người bị viêm khớp tuyệt đối tránh 5 loại thực phẩm sau

    Viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, về lâu dài có thể gây suy nhược. Vậy nên, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách tiềm ẩn rủi ro khôn lường

    Ngộ độc vitamin do dùng quá liều Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu. Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tác thuốc Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh. Tác dụng phụ […]
  • Cảnh báo chất cực độc có trong quả dư

    Trái dư hay còn gọi là cà vú có sắc vàng ươm, bắt mắt, rất hợp để bày biện trên mâm ngũ quả của gia đình bạn vào dịp Tết nhưng chứa chất cực độc, có thể gây chết người.
  • Bật mí công dụng tuyệt vời khi uống nước chanh ấm vào buổi sáng

    Chuyên gia dinh dưỡng Isabel Smith, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Isabel Smith Nutrition and Lifestyle (Mỹ), cho biết nước chanh ấm tạo cảm giác dễ chịu, giúp kích thích tiêu hóa.
  • 7 điều tuyệt đối "cấm kị" khi uống trà xanh

    Trà xanh giàu chống oxy hóa, hỗ trợ chữa lành vết thương, cải thiện tình trạng tim mạch, tăng cường miễn dịch. Để tối ưu hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn, người uống trà xanh nên lưu ý một số điều dưới đây.
  • Bị đầy hơi thì nên uống gì ?

    Đầy hơi, chướng bụng là vấn đề thường gặp sau khi ăn và gây ra những phiền toái có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Vậy khi gặp tình trạng này chúng ta nên uống gì nhằm giảm cảm giác khó chịu?