Trẻ ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ và sức khỏe tâm thần, giảm khả năng miễn dịch.
1. Ảnh hưởng của việc trẻ ngủ không đủ giấc
– Giảm khả năng miễn dịch
Giấc ngủ ngon giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, thường xuyên bị ốm, như tinh thần kém, cận thị, chán ăn, và cũng dễ bị cảm lạnh.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và sức khỏe tâm thần
Ngủ không đủ giấc có thể khiến trẻ khó tập trung, giảm trí nhớ, cáu gắt, lo lắng, hồi hộp, trầm cảm và cô đơn.
Tốt nhất, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 8h30 tối, không muộn hơn 9h30 tối và thức dậy sau 7h sáng.
2. Thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc là bao nhiêu?
Trẻ em mỗi giai đoạn có tình trạng phát triển thể chất khác nhau, thời gian ngủ cần thiết cũng khác nhau:
– Trẻ sơ sinh cần ngủ 14 đến 17 giờ;
– Em bé 1 – 3 tuổi cần 12 đến 15 giờ;
– Trẻ mẫu giáo (3 ~ 5 tuổi) cần 10 đến 13 giờ;
– Trẻ em ở độ tuổi đi học (6 đến 13 tuổi) cần ngủ từ 9 đến 11 giờ;
– Thanh thiếu niên cần 8 đến 10 giờ ngủ.
Trên đây là tiêu chuẩn cho thời gian ngủ của trẻ em. Đạt được tiêu chuẩn ngủ trên trẻ có thể phát triển chiều cao dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn con bạn tiết ra nhiều hormone tăng trưởng hơn trong khi ngủ, không nên bỏ qua hai khoảng thời gian: 21h – 1h và 5h – 7h. Nếu trẻ không ngủ ngon hoặc không ngủ trong hai khoảng thời gian này, thật đáng tiếc khi trẻ bỏ lỡ giai đoạn vàng của sự tăng trưởng.
Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi một phần do nguyên nhân không ngủ đủ giấc
3. Làm thế nào cha mẹ có thể khiến con ngủ ngon hơn?
– Thiết lập thời gian ngủ thường xuyên cho trẻ
Khi bé được 3 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho chúng phát triển thói quen ngủ đều đặn. Các chuyên gia khuyên rằng đối với trẻ em dưới 10 tuổi, bạn cần đảm bảo rằng chúng đi ngủ trước 9 giờ tối.
– Kể chuyện cho con trước khi đi ngủ
Đây dường như là điều mà nhiều gia đình đang làm. Trong tất cả các hành vi, đọc sách ảnh là hành vi thư giãn nhất đối với trẻ em.
Kể chuyện cho con trước khi đi ngủ là một thói quen tốt để giúp con đi vào giấc ngủ nhanh
– Đừng đợi đến khi trẻ mệt mới cho ngủ
Chơi đến mệt mới ngủ không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Chất lượng giấc ngủ của trẻ con sẽ giảm nếu chúng hào hứng chơi. Ngay cả khi chúng ngủ, các hoạt động trí óc của chúng sẽ tiếp tục. Chúng cũng sẽ nghiến răng, mộng du trong khi ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và não bộ của trẻ, và trong trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ gây nhầm lẫn trong thời gian ngủ. Tốt nhất là cha mẹ nên giúp con cái phát triển thói quen ngủ tốt, đến giờ là đi ngủ.
– Đừng để trẻ thức khuya với bố mẹ
Một số cha mẹ đi ngủ rất muộn, nhưng hãy nhớ rằng trẻ con có nhịp sinh học khác người lớn. Cha mẹ nên dành thời gian cho con ngủ trước thay vì thức muộn cùng mình.
Giai đoạn 1 – 3 tuổi được các chuyên gia nhận định là thời điểm vàng để giúp trẻ phát triển trí tuệ và chiều cao. Vì vậy đừng chỉ chú ý dinh dưỡng, giấc ngủ của con cũng cực kỳ quan trọng đấy ba mẹ ạ.
Hà An
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/con-khong-ngu-du-giac-nguy-hai-lam-me-oi-a177196.html
Nguồn : bau.vn