Đưa thịt, trứng và cá vào chế độ ăn thế nào?
Ngay khi bé bắt đầu ăn dặm (khoảng từ tháng thứ 6), bạn nên đưa protein động vật vào trong chế độ ăn của bé dưới dạng thịt, cá, trứng.
– Phân bổ trong tuần: Thịt 4 lần/tuần, cá 2 lần/tuần vào bữa trưa và trứng 1 lần/tuần.
– Chọn thịt và cá nạc: Nên chọn các loại thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt gà và các loại cá như cá tuyết, cá hét, cá tráp, cá bơn li-măng, cá bơn lá mít.
– Đối với trứng: Trong thời gian đầu, không cho bé ăn lòng trắng trứng. Sau đó, luôn nấu chín lòng trắng trứng vì protein trong lòng trắng trứng dễ gây dị ứng cho niêm mạc ruột. Từ 7 tháng, cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng luộc nghiền nhỏ, 8 tháng ăn cả lòng đỏ và 12 tháng là toàn bộ trứng luộc chín hoặc lòng đào (có thể là trứng trần).
Đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn như thế nào?
Các sản phẩm sữa chứa nguồn protein và calci quan trọng. Bạn hãy chọn các loại phù hợp với bé, giàu acid béo thiết yếu không thể thiếu đối với hệ thần kinh và nhận thức của bé, hoặc chọn các loại sữa chua và phô mai trắng nguyên chất không đường. Phô mai có thể được đưa vào chế độ ăn của bé từ tháng thứ 8.
Đưa các sản phẩm khác vào chế độ ăn ra sao?
Các chất bột hỗn hợp là sản phẩm được tạo nên từ bột mỳ cứng, giàu tinh bột và gluten, nên được đưa vào chế độ ăn của bé muộn hơn. Từ 7 – 8 tháng, có thể cho bé sử dụng bột hột, mỳ tinh chất, bánh quy, bánh mỳ (vỏ bánh). Từ 10 – 12 tháng là các loại bột thực phẩm, gạo.
– Đường và đồ ngọt: Từ lúc tập đi, bé có nhu cầu lượng calo cao hơn một chút và bạn có thể cung cấp glucid nhanh trong tầm kiểm soát (mứt hoặc mật ong phết lên bánh mỳ lát, đường trong sữa chua).
– Các chất béo: Những bữa ăn rau/ thịt sẽ thay thế cho bú mẹ hoặc bú bình. Do sữa có chứa các chất béo, nên bạn có thể thêm một chút chất béo dưới dạng dầu hoặc bơ vào trong rau đã nghiền. Đồng thời, cũng đừng ngần ngại thêm sữa và các sản phẩm sữa vào mỗi bữa ăn.
Các bước đa dạng hóa thực phẩm
Đa dạng hóa thực phẩm là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của bé. Khám phá hương vị mới và kết cấu mới chính là cách dạy bé lớn lên và trở nên tự lập. Dưới đây là miêu tả có hệ thống các giai đoạn ăn khác nhau của bé, từ khi sinh ra đến 12 tháng tuổi.
– Từ khi sinh đến 4 tháng tuổi (giai đoạn ăn sữa hoàn toàn): Sữa mẹ hoặc sữa công thức mặc định (hoặc thức ăn sữa ăn kiêng dành cho trẻ sơ sinh).
– Từ 4 đến 5 tháng tuổi (giai đoạn ăn bán đa dạng): Lúc này, chế độ ăn chủ yếu là sữa, nhưng những thử nghiệm đầu tiên về đa dạng hóa thức ăn bắt đầu xuất hiện với bột, nước ép trái cây, trái cây và rau củ.
– Từ 6 tháng đến 12 tháng (giai đoạn ăn đa dạng): Đây là lúc mà bé bắt đầu ăn mỗi ngày 5 bữa gồm 1 bữa hoàn chỉnh, 1 bữa hoa quả và 2 đến 3 bữa sữa. Từ 6 tháng tuổi, chế độ ăn của bé cần có thêm thịt, cá, trứng và phô mai. Trong gian đoạn này, bạn cần duy trì cho bé uống 1/2 lít sữa mỗi ngày.
Ngay khi bé bắt đầu ăn dặm (khoảng từ tháng thứ 6), bạn nên đưa protein động vật vào trong chế độ ăn của bé dưới dạng thịt, cá, trứng.
– Phân bổ trong tuần: Thịt 4 lần/tuần, cá 2 lần/tuần vào bữa trưa và trứng 1 lần/tuần.
– Chọn thịt và cá nạc: Nên chọn các loại thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt gà và các loại cá như cá tuyết, cá hét, cá tráp, cá bơn li-măng, cá bơn lá mít.
– Đối với trứng: Trong thời gian đầu, không cho bé ăn lòng trắng trứng. Sau đó, luôn nấu chín lòng trắng trứng vì protein trong lòng trắng trứng dễ gây dị ứng cho niêm mạc ruột. Từ 7 tháng, cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng luộc nghiền nhỏ, 8 tháng ăn cả lòng đỏ và 12 tháng là toàn bộ trứng luộc chín hoặc lòng đào (có thể là trứng trần).
Đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn như thế nào?
Các sản phẩm sữa chứa nguồn protein và calci quan trọng. Bạn hãy chọn các loại phù hợp với bé, giàu acid béo thiết yếu không thể thiếu đối với hệ thần kinh và nhận thức của bé, hoặc chọn các loại sữa chua và phô mai trắng nguyên chất không đường. Phô mai có thể được đưa vào chế độ ăn của bé từ tháng thứ 8.
Đưa các sản phẩm khác vào chế độ ăn ra sao?
Các chất bột hỗn hợp là sản phẩm được tạo nên từ bột mỳ cứng, giàu tinh bột và gluten, nên được đưa vào chế độ ăn của bé muộn hơn. Từ 7 – 8 tháng, có thể cho bé sử dụng bột hột, mỳ tinh chất, bánh quy, bánh mỳ (vỏ bánh). Từ 10 – 12 tháng là các loại bột thực phẩm, gạo.
– Đường và đồ ngọt: Từ lúc tập đi, bé có nhu cầu lượng calo cao hơn một chút và bạn có thể cung cấp glucid nhanh trong tầm kiểm soát (mứt hoặc mật ong phết lên bánh mỳ lát, đường trong sữa chua).
– Các chất béo: Những bữa ăn rau/ thịt sẽ thay thế cho bú mẹ hoặc bú bình. Do sữa có chứa các chất béo, nên bạn có thể thêm một chút chất béo dưới dạng dầu hoặc bơ vào trong rau đã nghiền. Đồng thời, cũng đừng ngần ngại thêm sữa và các sản phẩm sữa vào mỗi bữa ăn.
Các bước đa dạng hóa thực phẩm
Đa dạng hóa thực phẩm là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của bé. Khám phá hương vị mới và kết cấu mới chính là cách dạy bé lớn lên và trở nên tự lập. Dưới đây là miêu tả có hệ thống các giai đoạn ăn khác nhau của bé, từ khi sinh ra đến 12 tháng tuổi.
– Từ khi sinh đến 4 tháng tuổi (giai đoạn ăn sữa hoàn toàn): Sữa mẹ hoặc sữa công thức mặc định (hoặc thức ăn sữa ăn kiêng dành cho trẻ sơ sinh).
– Từ 4 đến 5 tháng tuổi (giai đoạn ăn bán đa dạng): Lúc này, chế độ ăn chủ yếu là sữa, nhưng những thử nghiệm đầu tiên về đa dạng hóa thức ăn bắt đầu xuất hiện với bột, nước ép trái cây, trái cây và rau củ.
– Từ 6 tháng đến 12 tháng (giai đoạn ăn đa dạng): Đây là lúc mà bé bắt đầu ăn mỗi ngày 5 bữa gồm 1 bữa hoàn chỉnh, 1 bữa hoa quả và 2 đến 3 bữa sữa. Từ 6 tháng tuổi, chế độ ăn của bé cần có thêm thịt, cá, trứng và phô mai. Trong gian đoạn này, bạn cần duy trì cho bé uống 1/2 lít sữa mỗi ngày.
Bùi Hương (dịch)
Tạp Chí Bầu số 52, 10/09/2013
Tạp Chí Bầu số 52, 10/09/2013
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn