Cơ thể phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm, quá trình điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ lẫn thai nhi trong bụng và có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường.
Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa “không chừa một ai”, do vậy mặc dù chủ yếu xảy ra ở người vận động nhiều nhưng căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tình trạng này là do bào thai ngày càng phát triển trong cổ tử cung khiến dây thần kinh tọa của người mẹ cũng bị chèn ép. Lúc này, các mẹ thường cảm thấy đau ở vành thắt lưng, cơn đau dai dẳng và lan tỏa từ thắt lưng xuống tận gót chân, gây đau nhức khó chịu. Đặc biệt, khi các mẹ cử động và làm việc quá sức, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu đau thần kinh tọa nặng có thể gây hạn chế việc di chuyển và đi lại.
Khi bào thai ngày càng phát triển trong cổ tử cung thì dây thần kinh tọa của người mẹ cũng bị chèn ép.
Đau thần kinh tọa có gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai không?
Thông thường, cơn đau lưng do đau thần kinh tọa thường xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và tăng dần theo thời gian. Thai phụ trẻ tuổi thường có nguy cơ bị đau thần kinh tọa nhiều hơn thai phụ lớn tuổi. Ngoài ra, những người đã từng có tiền sử đau lưng thì khi mang thai sẽ dễ bị đau lưng hơn những người khác. Đau thần kinh tọa nhẹ thường giảm dần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu đau thần kinh tọa có sự chèn ép đĩa đệm vào rễ thần kinh có khả năng gây tê liệt và giảm vận động, xuất hiện dị cảm… Nếu không tìm ra nguyên nhân và phương pháp chữa trị đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.
Chính vì vậy các chuyên gia chuyên khoa khuyến cáo, khi có dấu hiệu đau vùng thắt lưng cột sống, mẹ bầu cần đến các trung tâm trị liệu cơ xương khớp để được thăm khám và tư vấn.
Cơn đau lưng do đau thần kinh tọa thường xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và tăng dần theo thời gian.
Cách điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai
Điều trị đau dây thần kinh tọa khi mang thai thường hướng đến các biện pháp không xâm lấn như các bài tập hỗ trợ, yoga, bấm huyệt… Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kết hợp các biện pháp giảm đau: chườm nóng, chườm lạnh, các bài tập giảm đau nhẹ nhàng. Mục đích của điều trị đau dây thần kinh tọa trong giai đoạn này là giảm đau, theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh tư thế tránh để bệnh nặng hơn. Sau khi sinh con, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị dứt điểm.
Kết hợp với phương pháp chườm nóng để xoa dịu cơn đau dây thần kinh tọa
Ngoài ra bà bầu nên lưu ý:
+ Không mang vác những vật nặng, đồng thời hạn chế vận động mạnh
+ Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất vừa tốt cho thai nhi vừa tốt cho hệ vận động.
+ Không tự ý điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.
+ Tránh thức khuya, căng thẳng, lo âu.
Những thông tin về tình trạng đau dây thần kinh tọa khi mang thai giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh lý này. Bên cạnh đó những lưu ý trong điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn đối với bệnh lý này cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả và đúng cách. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Hương Linh
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/dau-day-than-kinh-toa-khi-mang-thai-va-nhung-dieu-can-biet-a172524.html
Nguồn : bau.vn