1. Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Nổi ban trên da
Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp ở trẻ bị tay chân miệng. Trong 1-2 ngày phát bệnh, thường xuất hiện những nốt ban hồng đường kính vài mm trên da trẻ, sau đó nổi thành bọng nước.
Những nốt ban đỏ thường xuất hiện ở bàn tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở mông. Nốt ban có kích thước từ 2-5 mm màu xám sẫm và có hình bầu dục. Những vết ban nổi trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
Loét miệng
Khi bị nổi ban ở miệng sẽ gây tình trạng loét. Những vết loét thường có đường kính 4-8mm xuất hiện ở trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng.
Việc này sẽ khiến trẻ khó chịu, biếng ăn vì gặp khó khăn khi nuốt. Dấu hiệu này thường khiến cha mẹ lầm tưởng chỉ là loét miệng thông thường.
Trẻ bị sốt
Khi bị tay chân miệng, trẻ thường kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để thăm khám và chữa trị kịp thời.
2. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Vệ sinh miệng
Khi bị tay chân miệng, những nốt ban trong miệng khiến trẻ khó chịu và không ăn uống được. Nếu không vệ sinh miệng cho bé sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nha chu, nấm miệng.
Cách vệ sinh miệng tốt nhất cho trẻ khi ở nhà là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng khi trẻ ăn xong, trước khi đi ngủ và ngủ dậy. Cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng nước muốn để làm sạch răng mà không gây nguy hiểm.
Các mẹ lưu ý, không nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng các dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối sinh lý. Việc đó làm tăng nguy cơ va chạm, làm vỡ nốt phỏng khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Khi trẻ bị tay chân miệng sẽ trở nên biếng ăn vì các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, cần chọn cho trẻ những thức ăn mềm, mát lạnh để tạo cảm giác dễ chịu hơn khi nuốt như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua…
Vệ sinh da để tránh bội nhiễm vi khuẩn
Bạn hãy tắm cho trẻ bằng các loại lá có tính sát khuẩn nhẹ như lá chè tươi, lá chân vịt… Dùng dung dịch Betadin để bôi vào những vết thương ngoài da.
3. Phòng trừ lây nhiễm
Bệnh tay chân miệng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi họng, dịch của các bọng nước khi vỡ… Do đó, để tránh lây sang trẻ khác, người chăm sóc trẻ tay chân miệng cần:
Khi trẻ có dấu hiệu tay chân miệng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hạn chế tiếp xúc đông người.
Hạn chế ôm, hôn trẻ.
Không làm vỡ các bọng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan.
Khi bị bệnh, không cho trẻ đi chơi tập trung, đi học trong 10-14 ngày bệnh.
Nguồn : bau.vn