Dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh và cách xử lý?

Tình trạng dị ứng chỉ tự tiêu là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người gây ra sự nhiễm trùng vết thương, chảy mủ và sốt cao. Mặc dù đây là một trong những tình trạng hiếm thấy trong y khoa thế nhưng, nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Vì sao lại có trường hợp dị ứng chỉ tự tiêu?

Dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh? Chỉ tự tiêu là một loại chỉ được sử dụng để khâu các vết mổ khi phẫu thuật. Loại chỉ này được chế biến từ ruột mèo hoặc chất liệu tổng hợp và sẽ tự động tiêu trong cơ thể người khoảng vài tháng sau phẫu thuật.

Tình trạng dị ứng được các bác sĩ lý giải có thể do cơ thể sản phụ dị ứng với chất liệu của chỉ, do mỗi loại chỉ của các công ty khác nhau sản xuất sẽ có những thành phần tổng hợp khác nhau. Mặc dù trước khi sinh các sản phụ đều được làm xét nghiệm tiền phẫu thuật, tuy nhiên việc kiểm tra sản phụ có dị ứng chỉ tự tiêu không khó thực hiện, nên sản phụ vẫn có thể gặp phải tình trạng này.

Chỉ tự tiêu là một loại chỉ được sử dụng để khâu các vết mổ khi phẫu thuật.

Biểu hiện của chỉ tự tiêu khi dị ứng

  • Vết thương sau phẫu thuật bị sưng tấy, đau nhức và mưng mủ
  • Vết thương xuất hiện tình trạng sưng đỏ
  • Ở vết mổ bị chảy dịch vàng ( nếu để lâu rất dễ bị nhiễm trùng )
  • Vết khâu ngứa, rát tạo cảm giác khó chịu
  • Sốt cao/ sốt rét

Cách xử lý khi bị dị ứng chỉ tự tiêu

Giữ vết mổ khô bề mặt hoàn toàn, tuân thủ việc thay băng, vệ sinh vết mổ. Không nên để người khác xem vết mổ của bạn vì có thể bị nhiễm vi khuẩn có trong không khí, bàn tay…Khi lành, bạn sẽ cảm thấy rất ngứa chỗ vết mổ, nhưng tránh không được gãi vì có thể gây trầy xước, viêm nhiễm.

Giữ vết mổ khô bề mặt hoàn toàn, tuân thủ việc thay băng, vệ sinh vết mổ

Khi bị dị ứng, vùng da có thể bưng mủ và gây nhiễm trùng. Do đó, sản phụ cần quay lại bệnh viện để bác sĩ mở vết mổ và lấy hết dịch mủ ứ bên trong ra. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để các mẹ vừa chống nhiễm trùng, vừa không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Các mẹ lưu ý, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở vết mổ nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra. Tuyệt đối không tự ý chữa bằng các phương pháp dân gian có thể khiến vết mổ nhiễm trùng nặng hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.