Điểm danh 5 bệnh trẻ thường gặp nhất mùa Thu – Đông, cha mẹ cần biết để phòng cho con

Thời điểm giao mùa Thu - Đông là khoảng thời gian cực kỳ nhạy cảm vì con có thể dễ mắc bênh. Sau đây là 5 bệnh thường gặp dễ mắc nhất mà các bác sĩ đã liệt kê, ba mẹ đừng lơ là nhé.

1. Tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm

Những bệnh liên quan đến thực phẩm thường xuất hiện khá nhiều trong mùa Thu. Chắc bố mẹ đều biết môi trường ẩm chính là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn sinh sôi. Không may là có rất nhiều loại vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn hoặc nấm, ký sinh trùng lại rất hay ẩn nấp trong thức ăn và nước uống. Những bạn nhỏ nếu mắc các bệnh này sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn người lớn.

Tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh mùa Thu ở trẻ em khá phổ biến

Triệu chứng & cách xử lý:

Các triệu chứng thường thấy gồm: đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Bố mẹ lưu ý là trẻ ở độ tuổi càng nhỏ sẽ càng nhanh mất nước hơn. Nếu không bù nước và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Đây là một trong những bệnh ở trẻ em khá phổ biến. Chỉ cần đảm bảo vệ sinh và điều trị kịp thời sẽ không sao cả.

2. Tay chân miệng

Tay chân miệng trong những năm gần đây xuất hiện thường xuyên hơn. Bệnh này thường gặp nhất ở các bạn nhỏ độ tuổi mẫu giáo hoặc đang đi trẻ. Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa, do vi trùng đường ruột Enterovirus 71 và Coxsackie A16 gây nên. Trẻ ở độ tuổi còn nhỏ sức đề kháng còn yếu, cộng với môi trường sinh hoạt tập thể nên bệnh rất dễ lây lan.

Tay chân miệng là một loại bệnh mùa Thu ở trẻ em thường gặp nhất trong những năm gần đây

Triệu chứng & cách xử lý:

Với bệnh này, triệu chứng ban đầu khá khó phân biệt. Bố mẹ sẽ thấy trẻ chỉ sốt nhẹ, hơi đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Lúc này, miệng trẻ đã bắt đầu có những vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Nhìn qua khá giống như các vết lở miệng do nhiệt thông thường. Khi bệnh trở nặng hơn, bố mẹ sẽ thấy các vết ban đỏ mọng nước ở bàn tay, bàn chân, đầu gối…  Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng hơn khiến trẻ sốt cao, ngủ li bì, giật mình. Mức độ này các bạn nhỏ sẽ rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ, bệnh mùa hè ở trẻ em như tay chân miệng vẫn có thể xử lý tại nhà nếu phát hiện sớm. Bố mẹ chỉ cần hạ sốt, bổ sung nước đầy đủ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Cả bố mẹ và trẻ đều cần phải chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ và rửa tay thường xuyên nhé!

3. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường dễ bùng phát vào những tháng 7,8,9,10 hàng năm

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đã không còn phổ biến như ngày xưa. Nhưng bố mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan nhé! Môi trường nhiệt đới như Việt Nam là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi. Đây chính là loài vật trung gian gây bệnh và truyền từ người nhiễm bệnh sang người lành. Bệnh thường bùng phát vào những tháng 7,8,9,10 hàng năm. Các bé thường ham chơi, nhiều khi để cho muỗi đốt vẫn không để ý. Cho nên dễ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn người lớn là vì vậy. Đây cũng được xem là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý.

Triệu chứng & cách xử lý:

Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue gây ra. Ban đầu các bé có thể bị sốt cao đột ngột, liên tục. Sau đó một vài ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu dưới da, nôn hoặc tiểu ra máu… Nhiều trẻ cũng sẽ xuất hiện các chấm xuất huyết ở nhiều vùng da trên cơ thể. Lúc này, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần lưu ý bổ sung nước, vitamin C và cho trẻ ăn đủ chất, dễ tiêu để nhanh khỏi bệnh.

4. Rôm sảy, mẩn ngứa

Một bệnh thường gặp ở trẻ em khác mà bố mẹ cũng cần lưu ý là bệnh rôm sảy. Đây là tình trạng các tuyến mồ hôi trên da bị tắc, làm xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu hồng. Mặc dù bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Nếu để trẻ gãi nhiều sẽ gây trầy xước và dễ nhiễm khuẩn nặng hơn.

Rôm sảy, mẩn ngứa chủ yếu do tuyến mồ hôi bị tắc

Triệu chứng & cách xử lý:

Các triệu chứng của bệnh này khá dễ nhận biết. Bố mẹ sẽ thấy da trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ, mọc thành từng vùng mẩn đỏ trên da. Điều này khiến bé bứt rứt khó chịu và thường xuyên gãi. Thông thường, rôm sảy sẽ xuất hiện chủ yếu ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như cổ, vai, ngực, lưng… Bệnh này chủ yếu do tuyến mồ hôi bị tắc nên bố mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh cho các bé là chính. Cố gắng cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và tránh hoạt động ngoài trời nắng. Mẹ nên tìm đến các sản phẩm ngừa hăm và rôm sảy tốt nhất. Hạn chế đun nấu nước lá để tắm cho bé nếu không đảm bảo nguồn gốc của những loại lá đó.

5. Sốt virus

Sốt virus hay sốt siêu vi là bệnh ở trẻ em khá phổ biến

Đây là bệnh gây ra do nhiều loại virus khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do nhóm các virus đường hô hấp. Sốt virus rất dễ lây lan nên bố mẹ cần lưu ý cẩn trọng vấn đề này. Tuy nhiên, đây không phải là một loại bệnh nguy hiểm. Nếu được điều trị tích cực, các bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh nên bố mẹ có thể yên tâm.

Triệu chứng & cách xử lý:

Vì bệnh do nhiều loại virus gây ra nên biểu hiện cũng rất đa dạng. Thông thường trẻ sẽ bị sốt cao theo từng đợt trong ngày. Lúc hạ sốt các bé vẫn tỉnh táo và chơi đùa như bình thường. Bố mẹ sẽ nghe các bé than đau mình mẩy, đau đầu kèm theo các triệu chứng ho, hắt hơi, ngạt mũi, chán ăn… Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 – 10 ngày.

Các biện pháp phòng bệnh mùa hè ở trẻ em

1. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé

Vệ sinh an toàn thực phẩm được xem là tiêu chí quan trọng trong phòng bệnh ở trẻ em. Rất nhiều loại vi khuẩn có thể tấn công bé thông qua thực phẩm. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn chín, uống sôi; sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nhớ hạn chế trẻ ăn các món ăn vặt vỉa hè hoặc những khu vực không đảm bảo vệ sinh.

Xây dựng một thực đơn cân bằng dinh dưỡng cũng là cách bảo vệ bé hiệu quả khỏi các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc bệnh mùa hè ở trẻ em

2. Bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời

Bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời

Ngoài việc hạn chế để trẻ chơi ngoài nắng, bố mẹ nhớ nhắc bé đội mũ thường xuyên nếu đi ra ngoài. Thêm nữa, nếu phải thực hiện các hoạt động ngoài trời theo yêu cầu; bố mẹ đừng quên bôi kem chống nắng cho bé.

3. Nhắc bé uống nhiều nước

Cho trẻ uống nhiều nước cũng là một cách phòng bệnh ở trẻ em khá hiệu quả. Việc bổ sung nước sạch kịp thời giúp cơ thể trẻ điều tiết tốt hơn, giảm nguy cơ sốt hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, bố mẹ cũng lưu ý hạn chế để trẻ sử dụng nước đá và thức ăn lạnh nhé! Dùng thường xuyên dễ khiến bé bị viêm họng lắm đấy.

Cho trẻ uống nhiều nước cũng là một cách phòng bệnh ở trẻ em hiệu quả

4. Đảm bảo nơi ở gia đình được vệ sinh, thông thoáng

Có rất nhiều loại vi khuẩn hoặc côn trùng có hại trong nhà có thể gây các bệnh mùa hè ở trẻ em. Do đó, việc giữ vệ sinh nhà cửa, sắp xếp gọn gàng mọi thứ cũng là cách bảo vệ các bé. Bố mẹ có thể có những ngày cả nhà cùng nhau dọn vệ sinh, vừa giáo dục các bé lại vừa đảm bảo nơi ở được sạch sẽ nữa.

5. Kiểm tra, phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh mùa hè ở trẻ em để điều trị

Những bệnh mùa hè ở trẻ em thường có các triệu chứng ban đầu khá giống nhau. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm, trò chuyện với bé thường xuyên để kịp thời phát hiện những thay đổi sức khỏe nhỏ nhất ở trẻ. Bố mẹ có thể tự mình trang bị những kiến thức sơ cứu và chăm sóc trẻ cơ bản nhất. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị nếu các bé không may gặp bệnh.

Những căn bệnh lúc giao mùa ở trẻ em chắc có lẽ không còn quá xa lạ với bố mẹ nữa. Hầu như bố mẹ nào cũng trải qua một đôi lần lo lắng; nhẹ thì có thể tự chăm bé ở nhà, nặng hơn thì phải đi viện. Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ bình tĩnh sử dụng những kiến thức đã biết để xử lý; tin rằng bé sẽ được bảo vệ an toàn hơn trong vòng bay bố mẹ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ: