Điểm danh loạt tác hại khôn lường của việc thức khuya mẹ bầu nên biết

Mẹ bầu thức khuya gây ra rất nhiều những tác hại tiêu cực đến sức khỏe, không chỉ chính mẹ bầu mà thai nhi trong bụng cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.

Thức khuya vốn đã là thói quen không lành mạnh với bất kì ai. Đối với mẹ bầu thì thức khuya lại càng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Điều này không chỉ tác động đến sức khỏe mẹ bầu mà chính thai nhi trong bụng cũng sẽ gặp các trở ngại trong quá trình phát triển.

Mẹ bầu thường xuyên thức khuya, mất ngủ – lí do tại sao?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thức khuya ở mẹ bầu. Trong số đó, nhiều người bị ảnh hưởng từ thói quen trước khi mang thai. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Nhiều mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái. Càng về sau cơ thể nặng nề, bụng càng to thì mẹ sẽ càng gặp khó khăn trong việc nằm ngủ một tư thế trong thời gian dài hơn.

Khi mang bầu, các hormone nội tiết tố trong quá trình mang thai thay đổi. Từ đó hơi thở của người phụ nữ sẽ chậm và sâu hơn. Yếu tố này tác động rất nhiều đến giấc ngủ của mẹ bầu.

Ngoài ra những thay đổi này còn khiến mẹ bị đau lưng, đau chân, nhức mỏi hoặc bị sưng phù. Đi kèm với đó là những cử động của thai nhi khiến mẹ bị ảnh hưởng. Đặc biệt vào những đêm của tam cá nguyệt cuối mẹ sẽ càng bị mất ngủ. thức khuya hơn.

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này như:

  • Hội chứng chân không yên
  • Do căng thẳng, stress khi mang thai
  • Mệt mỏi do ốm nghén
  • Uống nhiều nước trước khi ngủ dẫn đến tiểu đêm

Tác hại của việc thức khuya đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Nhiều vấn đề được đặt ra xung quanh câu hỏi bà bầu thức khuya có tốt không. Theo đó, nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy tác hại của bà bầu thức khuya là gây ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mặc dù, chế độ dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ và hợp lý nhưng nếu giấc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ làm cho mẹ bầu bị mệt mỏi, không tỉnh táo. Thậm chí nó còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng

  • Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể mẹ bầu sẽ luôn trọng trạng thái mệt mỏi. Mẹ sẽ dễ gặp phản ứng chóng mặt, té ngã. Điều này có thể gây nên hiên tượng sảy thai. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi phôi thai cần phát triển nhất.
  • Mẹ bầu ngủ muộn sẽ khiến con bị chậm phát triển. Không ngủ nghỉ đúng giờ là nguyên nhân gây nên rối loạn đồng hồ sinh học, rối loạn hormone và nội tiết tố. Đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể.
  • Ngoài ra thai nhi còn có thể dễ bị thiếu máu não. Bởi vì ban đêm (11h đến 3h sáng) là thời gian cho quá trình điều hòa và tạo máu.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ

  • Thức khuya ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe người mẹ. Mất ngủ lâu ngày sẽ khiến tính cách thay đổi, cọc cằn, buồn vui thất thường. Thậm chí nó có thể gây rối loạn cảm xúc khi mang thai cho mẹ bầu.
  • Không ngủ đủ giấc khiến cơ thể mẹ bầu bị suy nhược, thiếu sức sốn, mệt mỏi. Cùng với đó cơ thể sẽ dễ bị nám da và sạm da.

  • Thức khuya còn làm suy giảm hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngủ sau 23 giờ là nguyên nhân khiến mẹ dễ mắc các bệnh thông thường. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể kết hợp với sự suy giảm hệ miễn dịch do thức khuya sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm và nhiễm khuẩn.
  • Thức khuya làm tăng nguy cơ huyết áp cao và tiền sản giật. Thậm chí nó tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dạ, tăng khả năng sinh mổ.
  • Phụ nữ mang thai thức khuya sẽ có nguy cơ tiểu đường thai kì cao hơn thông thường.

Làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu?

Có nhiều cách để mẹ bầu có thể cải thiện được giấc ngủ cho mình. Cách tốt nhất là xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Nên tránh uống cà phê hoặc sử dụng đồ chứa caffeine trước đi ngủ. Mẹ chỉ nên uống đủ nước trong ngày, không uống nước trước khi đi ngủ để tránh bị mất nước. Ngoài ra mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, máy tính hoặc các vật có ánh sáng xanh. Để có một giấc ngủ chất lượng mẹ nên ưu tiên các phòng kín, tối, yên tĩnh và mát mẻ.

Cố gắng xây dựng lịch ngủ nghỉ nhất quán bằng cách đi ngủ và thức dậy theo một khung giờ cố định mỗi ngày. Điều này có thể đảm bảo mẹ bầu luôn ngủ đủ giấc từ 8 đến 9 giờ mỗi đêm. Chị em có thể ngủ ngắn vào những thời điểm khác trong ngày để không bị thiếu ngủ. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một cách để mẹ bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.