Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con “siêu ngoan”

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ thời khủng hoảng tuổi lên 2 và cơ hội để mẹ dạy con "siêu ngoan"

Làm mẹ, ai mà không ít nhất hơn một lần phải đối diện với những cơn thịnh nộ của con trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng chấp nhận hay lắng nghe? Đâu là sự lựa chọn của mẹ đây?

Điều mà các bà mẹ trẻ quan tâm ở tuổi khủng hoảng của con, và để ý rõ nhất là “Sự giận dữ của con”. Con rất dễ giận, dễ cáu, dễ mất bình tĩnh. Có lẽ thời gian đầu mẹ sẽ rất hoang mang, không biết phải làm gì trước những điều này vì làm mẹ lần đầu, điều này hẳn là khiến mẹ suy nghĩ rất nhiều.

Không phải riêng ai mà đây cũng là vấn đề rât nhiều mẹ gặp phải, cũng bất lực, cũng stress… có những mẹ chia sẻ việc lạnh lùng với sự giận dữ đó, có mẹ lại bảo thủ thỉ, có mẹ lại la hét để con im.

Trẻ lên 2 đang phát triển kĩ năng dữ dội, sự bắt chước hình thành, ngôn ngữ chưa rành mạch, rõ ràng để diễn tả đúng cái mình muốn. Ngoài ra đó là cách mà con thể hiện sự buồn chán, đói hay mệt mỏi của chúng, điều này hết sức bình thường. Khi con lớn hơn, hệ luỵ không cải thiện lúc nhỏ và sự cố tình mè nheo, giận dữ nhiều hơn để đạt được mục đích khi nhỏ con được đáp ứng, con hiểu sự giận dữ là hiệu quả, nên cha mẹ cần hết sức chú ý.

Đối mặt thế nào với cơn giận dữ của khủng hoảng tuổi lên 2 ?

Thay vì nổi cáu hay lên cơn thịnh nộ trước mặt con, Bầu mách mẹ cách hạn chế, khắc phục, cải thiện sự giận dữ của con ở tuổi lên 2 như sau:

1. Sự tích cực từ cha mẹ

Bầu khẳng định cách này khá hiệu quả, nghĩa là chúng ta có cái nhìn tích cực với mọi thứ, ví dụ đơn giản, hãy phân biệt sự vô tình hay cố tình trong lỗi sai của con để có cách xử lý.

Ví dụ, con làm bể chiếc ly, thay vì bất ngờ với sự việc bằng cơn thịnh nộ thì hãy thay bằng lời nói ‘’con có sao không, bình tĩnh nói mẹ nghe chiếc ly tự rơi xuống hay con lỡ tay làm bể”? Như vậy, chúng ta đang đi tìm nguyên nhân, mặc dù nhìn điên tiết cỡ nào, bạn sẽ thấy thái độ của con sẽ khác hẳn.

Hãy đi tìm nguyên nhân thay vì trách mắng con

2. Sự nhìn nhận của cha mẹ đối với con

Sự cố gắng của con trong bất kì việc lớn nhỏ nào cũng cần được công nhận, đó là cách chúng ta tạo sự hào hứng cho trẻ, giúp trẻ hiểu được giá trị bản thân và không lo lắng.

3. Đánh lạc hướng trẻ

Khi trẻ cố gắng muốn 1 cái gì đó không hợp lý, mẹ hãy gợi ý hãy đánh lạc hướng bằng cái khác như chơi cái gì đó thật hấp dẫn, hoặc cất đồ vật ấy khuất tầm mắt của con. Dắt con đi tới chỗ ít người để con bình tĩnh, tỏ ra lắng nghe và không thể hiện sự giận dữ của mình ra ngoài.

Thay vì thịnh nộ, hãy có cách dạy con rất khoa học

4. Tạo ra quy tắc

Trong khi trẻ chưa tức giận, cha mẹ có nhiều cơ hội dạy trẻ hiểu các quy tắc nhỏ, đơn giản. Ví dụ như con hãy cố gắng hoàn thành việc này rồi hãy làm việc khác, hoặc nếu con không ăn sẽ không được đòi bất cứ gì thêm nếu mẹ dẹp đồ ăn ở bữa này, con hãy đợi tới bữa kế tiếp nhé, hay mẹ sẽ ngưng nói chuyện với con nếu con tiếp tục khóc lóc, với những đòi hỏi vô lý,…

5. Cho con được quyết định

Hãy tôn trọng con, nếu trẻ muốn tự làm điều gì đó, muốn ăn món nào hay làm gì trước sau, có sự quan sát và dẫn dắt của mình.  Hãy nhân cơ hội này rèn luyện và tập sự tự lập cho con. Nhưng thường trẻ sẽ có quyết định trái với quyết định của bố mẹ, hãy cố gắng chấp nhận nếu những điều đó không quá đáng.

6. Chấp nhận hay lắng nghe sự giận dữ của con

Trong lúc con nói gì mình không hiểu, mình xin lỗi con trước và cố gắng bảo con miêu tả lại, tốt nhất là cố gắng hiểu, và đưa ra các gợi ý mà mẹ nghe được để con cảm thấy mình đang nghe con nói. Ba mẹ đừng chỉ ừ ừ qua loa giả vờ hiểu. Nếu trẻ quá tức giận và ném đồ đạc, hãy chờ đợi để trẻ bình tĩnh và học cách kiên nhẫn, đừng cố gắng thuyết phục trẻ thêm.

Mẹ hãy luôn biết lắng nghe và thấu hiểu trước sự giận dữ của con

7. Bình tĩnh và cho con cơ hội

Trẻ cần chúng ta hướng dẫn khắc phục hình thành tính cách tốt, nên dù thế nào sự bình tĩnh của ba mẹ sẽ rất quan trọng, vấn đề sẽ rất tệ nếu mình cũng giận với con, mình trải qua rồi nên hãy hiểu và rèn luyện cho bản thân cách lắng nghe, trao cho con cơ hội.

8. Thống nhất cách giải quyết giữa cha mẹ, ông bà khi con giận dữ

Để trẻ hiểu được những quy tắc cơ bản, không đi sai hướng khi hình thành cảm xúc, cá tính. Không đáp ứng rồi sau đó lại phản đối, trẻ hầu như sẽ khó chấp nhận nếu chúng ta không đồng nhất cách xử lý.

Theo Bầu, giới hạn của sự giận dữ là sự mệt mỏi, đói, stress, chúng ta cần giúp con thư giãn, cho con ăn món con thích nhất, dắt con đi đâu đó để trẻ khuây khoả, lấy lại năng lượng hay sự bình tĩnh. Nói chuyện nhẹ nhàng, nói yêu con nhiều, hãy ôm mẹ nếu con muốn… Chị đã dùng cách này khá hiệu quả, khi con đánh cả chị vì mẹ không hiểu bé nói gì, chị thường biện minh bằng 1 cái ôm và nói” Bé cưng ơi, mẹ muốn được ôm, con ôm mẹ được không”

Tóm lại, chúng ta sẽ gần gũi được với con khi hiểu, lắng nghe con. Khi con mở lòng và nhờ chúng ta giúp đỡ thì xem như đã thành công được một nửa.

Con thế nào cũng bé bỏng đối với chúng ta, chúng ta có thể dùng đòn roi, sự la mắng, sự phớt lờ, sự giận dữ nhưng hãy kết hợp với sự hiểu con, sự cảm thông và hơn hết là tình thương, sau mỗi lần hãy ôm con và nói “con không biết mẹ luôn yêu con nhiều như thế nào đâu”. Đừng tiếc lời khen, đừng tiếc cái ôm, và đừng so đo con đúng hay sai, con chỉ cần mẹ và mẹ thôi. Đây là cơ hội để chúng ta giáo dục con tốt nhất.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Trẻ 1 tuổi trở lên uống sữa thế nào là đủ và đúng?

    Sau 1 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí não. Đây cũng là lúc chế độ ăn dặm được mở rộng và sữa không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng. Vậy trẻ trên 1 tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Loại sữa nào phù hợp? Có nên dùng sữa công thức, hay chuyển sang sữa tươi?Dưới đây là những lời khuyên khoa học, giúp phụ huynh hiểu đúng và bổ sung sữa cho trẻ một cách hợp lý:
  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?