Dù làm việc ở đâu bạn cũng phải nhớ những nguyên tắc này!

Cho dù làm thuê hay làm chủ hay bất kỳ ở đâu thì bạn hãy nhớ những nguyên tắc vàng sau để không bị ảnh hưởng đến công việc hay tập thể.

Hơn 90% các bạn trẻ đi làm ở Việt Nam dù làm việc ở đâu đều có một thói quen xấu sau khi làm một thời gian “đủ lông đủ cánh” sẽ có suy nghĩ rằng tưởng mình là giỏi có suy nghĩ hơn người nhưng các bạn đã nhầm. Có tài mà kiêu ngạo thì dù có làm việc ở đâu đi chăng nữa cũng không thể nào thành công nổi.

Có 3 người thầy mà bạn cần phải trân trọng trong công việc

1. Người giúp bạn khi gặp khó khăn

Khi bước vào môi trường làm việc, mỗi người đều sẽ gặp không ít những khó khăn, thử thách khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Nếu không có cách để vượt qua thì rất dễ bị stress, chán nản. Khi công việc gặp khó khăn là lúc tinh thần chúng ta căng thẳng nhất. Đôi khi những cảm giác lo lắng, buồn bã và cô đơn ùa đến làm mình thấy lạc lõng. Lúc này điều cần nhất là giao tiếp cởi mở với những người xung quanh.

Bên cạnh nghiệp vụ chưa vững, thì việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc cũng sẽ làm khó bạn không ít, bạn mãi loay hoay chưa biết cách giải quyết, và cũng không biết mình nên xem xét những khía cạnh nào cho hợp lý nên dễ đưa ra quyết định vội vàng theo trực giác chủ quan. Đặc biệt là trở ngại với việc sắp xếp, bố trí các công việc của mình. Vì lượng công việc chất chồng, bạn trở nên mất kiểm soát và chậm trễ deadline là sẽ khó tránh khỏi.

2. Dù làm việc ở đâu người cho bạn tri thức, hiểu biết cũng cần phải trân trọng

Hiểu biết là sự tích lũy sự việc và dữ kiện mà bạn học được hoặc trải nghiệm. Hiểu biết có được khi nhận thức được một vấn đề và có thông tin về nó. Hiểu biết thực chất là những sự kiện và ý tưởng mà chúng ta có được thông qua nghiên cứu, khảo sát, quan sát hoặc trải nghiệm.

Hiểu biết, khôn ngoan và sáng suốt nghe có vẻ giống như ba từ đồng nghĩa, nhưng không phải vậy. Cả ba từ này đều ám chỉ đến não bộ và sự tích lũy suy nghĩ và kinh nghiệm, chúng đều có những khác biệt rõ ràng trong bản chất và khi áp dụng vào cuộc sống.

Tri thức giúp con người có hiểu biết phong phú, sâu rộng, có khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy để làm chủ hoàn cảnh, giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, từ đó đạt đến thành công. Tri thức rèn cho con người những đức tính phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, bền bỉ, cầu tiến. Tri thức giúp con người khẳng định chính mình, có chỗ đứng trong xã hội, được kính trọng, yêu mến. Vì vậy, nếu có ai dạy bạn những điều này thì bạn nên trân trọng những người đó nhé.

3. Dù làm việc ở đâu người giúp bạn kiếm được tiền thì hãy nắm bắt lấy cơ hội đó

Trong cuộc sống của mỗi người, tiền là thứ không thể thiếu, là thứ mà chúng ta “theo đuổi” cả cuộc đời. Tiền là phương tiện dùng để trao đổi một mặt hàng hay một dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Ngoài ra, tiền cũng là phương thức lưu trữ giá trị.

Ai trên đời cũng mong muốn được sống trong nhung lụa, giàu sang. Hàng ngày, chúng ta vẫn luôn cố gắng và cố gắng để kiếm tiền, hơn nữa còn phải kiếm thật nhiều tiền. Hãy kiếm thêm tiền trước khi nghĩ đến tiết kiệm. Nếu ai đó chỉ bảo “mách nước” cho bạn điều này thì bạn phải chấp ngay lấy cơ hội ghi tạc vào trong đầu. Quả thật là như vậy, tiết kiệm tiền không bằng kiếm tiền.

Có kiếm thì mới dám tiêu, không phải nhịn ăn để tiết kiệm, như vậy bạn chỉ tiết kiệm cho đói khổ, bệnh tật mà thôi. Nhiều người chỉ thấy than vãn về việc thu nhập thấp mà không thấy đề cập gì đến việc họ đã làm gì để tăng thu nhập lên? Chính vì thế mà cuộc đời của họ cứ giậm chân tại chỗ với mức thu nhập 5 – 6 triệu/ tháng. Thực tế cho thấy, những người dám bảo bạn tiêu tiền, có tham vọng giàu sang thì họ mới giúp bạn có động lực để kiếm tiền.

Làm việc chính là động lực để chúng ta kiếm ra tiền hằng ngày, làm việc để thực hiện mục tiêu của bản thân. Với mỗi người, động lực làm việc là khác nhau, không có sự phân biệt đúng hay sai. Vậy nên, động lực khác nhau sẽ tạo nên sự nghiệp riêng cho mỗi người.

Nguồn : bau.vn