Thực tế đã cho thấy rằng, càng đánh con sẽ khiến trẻ càng không nghe lời. Cho tới giờ, nhiều cha mẹ không biết được rằng, trẻ con trong 3 độ tuổi này, tuyệt đối không nên dùng đòn roi với trẻ.
Trẻ con dưới 3 tuổi
Đây là độ tuổi quan trọng nhất mà cha mẹ tuyệt đối không được ”thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với trẻ. Lý do là ở giai đoạn này, mọi thái độ và sinh hoạt của trẻ con đều là nhu cầu sinh lý. Trẻ ở ngưỡng tuổi này chủ yếu là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện, hoàn toàn vô thức. Nếu cha mẹ đánh trẻ trong giai đoạn này sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý và sự phát triển của trẻ, thậm chí làm hại rất xấu tới sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, trẻ con vốn nhút nhát, cần phát triển một cách toàn diện hơn. Nếu cha mẹ sử dụng bạo lực để dạy trẻ, những đứa trẻ sẽ luôn ám ảnh, lo sợ, hoảng hốt. Dần dần, chúng sẽ không gần gũi cha mẹ nữa, thu mình lại và hình thành tính cách tách biệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.
Với những đứa trẻ gây rối một cách vô cớ, cha mẹ không cần giải thích quá nhiều, cha mẹ cần phải cho chúng biết khóc không có tác dụng. Ngoài ra, cha mẹ có thể thể hiện cảm xúc giận dữ để ngăn chặn sự gây rối của chúng, chúng nhìn thấy được sẽ lập tức dừng ngay hành động của mình.
Trẻ con sau 6 tuổi
Độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu hiểu được mọi lý lẽ, chúng bắt đầu hình thành lòng tự tôn sâu sắc, chúng dễ tủi thân. Khi cha mẹ quát mắng, đánh trẻ, chúng sẽ nhìn thấu được, sẽ ghi nhớ rất lâu trong lòng.
Giáo sư tâm lý đại học Harvard đã thử nghiệm với rất nhiều trẻ em và phát hiện, trí tưởng tượng của đứa trẻ 1 tuổi vô cùng phong phú, sự sáng tạo của chúng chiếm đến 96% so với người lớn. Đến 7 tuổi thì ngược lại, đến 10 tuổi thì sự tưởng tượng của chúng chỉ còn lại 4% so với ban đầu.
Lý do trong quá trình trưởng thành, trung bình một đứa trẻ phải chịu 20.000 lần tổn thương, sự quát tháo, đòn roi của cha mẹ sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát, thậm chí là tách biệt với thế giới bên ngoài, thậm chí là tâm thần.
Với một đứa trẻ lên 6 tuổi, cha mẹ nên chọn phương pháp giáo dục mềm mỏng hơn. Hãy giải thích cho chúng lý lẽ để trẻ hiểu, học cách kiên nhẫn với con nhiều hơn.
Khi gặp phải khó khăn gì, hay chúng làm sai chuyện gì nên thương lượng, trao đổi, tìm phương pháp giải quyết. Khi cha mẹ tức giận, tốt nhất đừng dạy con. Bởi vì khi tức giận sẽ mất đi lý trí, hãy đợi bình tĩnh rồi nói cho trẻ hiểu, chúng sai ở đâu, thì khi đó chúng sẽ tiếp thu tốt hơn.
Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn
Những đứa trẻ ở tầm tuổi này thường nổi loạn mạnh mẽ. Chúng đang tự khẳng định mình, thích thể hiện. Chúng chưa lớn hẳn nhưng cũng không còn là trẻ con. Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có đứa thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự.
Khi bị đánh, mắng, chúng sẽ không im lặng như lúc bé mà phản kháng lại. Thậm chí thường xuyên cãi lời cha mẹ. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và cố gắng kiềm chế cảm xúc khi đối diện với trẻ. Đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ.
Hãy học cách làm bạn con trong giai đoạn này, hãy tôn trọng và thấu hiểu con, có như thế mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng. Cha mẹ nên nhớ một điều: Dạy dỗ một đứa trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không phải ngày 2 ngày 3 mà chúng nên người.
Dạy con là một hành trình quá trình gian nan, cha me cần học cách kiên trì, nhẫn nại. Với mỗi lứa tuổi hãy tìm hiểu để sử dụng những phương pháp giáo dục thích hợp mới có thể dạy chúng nên người.
Nguồn : bau.vn