Đừng chủ quan khi con há miệng lúc ngủ vì tiềm ẩn điều nguy hiểm

Thói quen há miệng khi ngủ có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nhiều trẻ nhỏ há miệng lúc ngủ là do thói quen. Một số trường hợp là do trẻ gặp khó khăn khi hít thở bằng mũi nên phải chuyển sang thở bằng miệng.

Nếu con thường xuyên há miệng khi ngủ thì đây là dấu hiệu đáng lưu ý. Trẻ thở bằng miệng trong thời gian dài có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe.

Khô miệng và sâu răng

Khi thở bằng miệng, luồng không khí ra vào sẽ làm khô môi, miệng, nướu. Nó sẽ làm thay đổi các vi khuẩn sống tự nhiên trong miệng gây sâu răng và các vấn đề về nướu.

Khớp cắn kém và các vấn đề về răng hàm

Thở bằng miệng trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về răng và hàm như răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc và cười hở lợi.

Một khuôn mặt dài và hẹp

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thở bằng miệng trong lúc ngủ và sai vị trí lưỡi khiến phần dưới khuôn mặt trở nên dài hơn. Đặc điểm này có thể nhìn thấy rõ ở trẻ sau 5 tuổi. Ngoài ra, thói quen thở bằng miệng khi ngủ còn có thể dẫn tới tình trạng đến mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc khiến hội chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi việc hít thở đột ngột dừng lại và sau đó bắt đầu lại.

Ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày là các triệu chứng dễ nhận thấy của chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng này có có thể gây ra các vấn đề về tim, gan và các vấn đề trao đổi chất.

Cha mẹ nhận thấy con thở bằng miệng trong thời gian dài hoặc gặp bất cứu vấn đề nào về hô hấp, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Nếu bé không có vấn đề về sức khỏe, phụ huynh có thể tự điều chỉnh thói quen há miệng khi ngủ của con. Trong lúc ngủ, khi thấy trẻ há miệng, cha mẹ chỉ cần nhẹ nhàng giúp bế khép môi lại hoặc xoay người cho bé nằm ở tư thế khác (nằm nghiêng có thể sẽ giúp bé dễ thở bằng mũi hơn). Nên kiên trì thực hiện việc này cho đến khi bé không còn há miệng khi ngủ.

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng

  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?