Dùng lá ổi non liệu có tác dụng thần kì như những gì mọi người truyền miệng?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Các nguyên nhân gây ra đi ngoài ra nước
Trẻ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song phần lớn là do trẻ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng thuốc kháng sinh, Dị ứng thức ăn, rối loạn tiêu hóa do đổi sữa…vì thế, để nuôi con an toàn mẹ nên tránh xa các tác nhân được cho là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ như dinh dưỡng không hợp lý và vệ sinh kém.
Trị tiêu chảy tại nhà bằng lá ổi non mẹ hại con rồi
Lá ổi non gây tác dụng giả
Khi con bị tiêu chảy cấp nhiều mẹ thường lo lắng và tìm mọi cách để “cầm” tiêu chảy cho con và mẹ hay sử dụng búp ổi, lá ổi non nhai hoặc nghiền nát rồi cho con uống. Nhưng đây là một việc làm sai lầm. Lá ổi non không có tác dụng chữa được bệnh tiêu chảy, tác dụng duy nhất của nó là kìm hãm tức thì hiện tượng tiêu chảy do có chất Tamin khiến dạ dày săn lại mà thôi.
Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm chỉ là giả tạo. Nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng vẫn tồn đọng trong lòng ruột. Điều này có thể làm tình trạng bệnh của trẻ kéo dài và nặng hơn, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy khi nào cần đi tới bệnh viện?
Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ không tự chữa bệnh cho con ở nhà
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: Tôi khuyến cáo các bà mẹ không tự chữa bệnh cho con ở nhà, tôi nhấn mạnh: Tất cả các loại bệnh liên quan tới trẻ sơ sinh mẹ đều không nên tự chữa ở nhà mà đặc biệt là bệnh phức tạp như tiêu chảy.
Theo bác sĩ, việc cố tình điều trị cho con ở nhà có thể gây ra 2 trường hợp:
– Trường hợp 1: Con không có bệnh mà mẹ lại chữa bệnh, cho con uống thuốc không rõ nguồn gốc, không có kê đơn làm ảnh hưởng tới Sức Khỏe của con.
– Trường hợp 2: Con có bệnh mà cha mẹ thờ ơ, coi thường…
Cả 2 trường hợp trên đều nguy hiểm, nặng có thể dẫn tới tử vong. Cho nên, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng khuyên các mẹ nếu nghi ngờ, cảm thấy có những dấu hiệu bất thường như: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài quá nhiều lần, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc… thì nên đưa con tới các bệnh viện có chuyên khoa nhi để khám và điều trị kịp thời, tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.
Trên đây là một số lưu ý về cách điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh. Mong rằng Bầu đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cha mẹ trước khi áp dụng những cách chữa tiêu chảy truyền miệng từ dân gian.
Trần Mai
Nguồn:https://baosuckhoecongdong.vn/dung-la-oi-non-tri-di-ngoai-me-hai-con-the-nao-147671.html
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn