Gạo nếp cẩm: Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đời sống

Gạo đen (gạo nếp cẩm) chứa nhiều chất chống oxy hóa, giàu chất xơ và cực nhiều dưỡng chất có ích cho cuộc sống hàng ngày.

Gạo nếp cẩm có tác dụng gì đối với sức khỏe trong đời sống hàng ngày?. Trong y học cổ truyền, các loại gạo nếp nói chung thường có tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, dùng chữa suy nhược cơ thể, tiêu khát, chữa ra mồ hôi trộm, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu chảy… Đặc biệt gạo nếp cẩm còn rất tốt cho tim mạch, máu huyết và xương khớp.

Dưới đấy là những tác dụng đặc biệt của gạo nếp cẩm mà mọi người cần biết:

Duy trì sức khỏe tim

Theo các nghiên cứu, gạo đen giúp giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, từ đó giúp giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Các hóa chất thực vật có trong gạo đen giúp duy trì mức cholesterol lành mạnh.

Bổ máu

Trong hạt gạo nếp cẩm không chứa phần gluten hay không có vị ngọt nên dùng thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Một chén 200gr cơm từ gạo nếp cẩm nấu chín có chứa 169 calories; 37 gr carbohydrate; 3,5 gr protein; 1,7 gr chất xơ; 0,33 gr chất béo và 9,7 cmg selenium. Đây đều là những loại chất rất tốt cho máu, nhất là protein.

Gạo nếp cẩm còn được gọi với cái tên khác là “bổ huyết mễ” vì chúng có chứa hàm lượng chất béo cao hơn 20%, protein cao hơn 6,8% cùng 8 loại axit amin và vô số các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể. Do đó, loại thực phẩm này đã góp phần lớn trong việc chăm sóc và  bảo vệ sức khỏe con người.

Giải độc cơ thể

Các nghiên cứu cũng cho thấy gạo đen rất có lợi cho quá trình giải độc cơ thể. Nó giúp loại bỏ độc tố khỏi gan. Các chất chống oxy hóa ở gạo đen giúp giải độc cơ thể và các dưỡng chất thực vật giúp giảm viêm.

Tác dụng làm đẹp da

Lớp màng đen bao quanh hạt nếp cẩm chứa rất nhiều vitamin E có lợi cho sức khỏe. Rượu nếp cẩm lên men còn chứa nhiều vitamin nhóm B cùng các lợi khuẩn rất có lợi cho làn da. Nhờ vậy mà ngày nay người ta rất chuộng dùng nếp cẩm để làm đẹp như chiết xuất gạo nếp cẩm giúp làm ẩm và tái tạo làn da hiệu quả.

Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm giã nhuyễn ra để làm mặt nạ, đắp lên mặt trong 15 phút rồi rửa sạch với nước mỗi tối. Bạn cũng có thể chế biến mặt nạ nếp cẩm kết hợp trứng gà và sữa tươi. Loại mặt nạ này sẽ giúp làn da của bạn trắng mịn lên trông thấy.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Gạo đen rất giàu chất xơ giúp giảm táo bón, đầy hơi và các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa khác. Gạo đen hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên của đường ruột. Bên cạnh đó, nó cũng giúp giảm cân.

Cải thiện dạ dày

Ăn xôi nấu từ gạo nếp cẩm thường xuyên sẽ giúp cải thiện dạ dày cho người bao tử yếu, nhất là những người hay đau dạ dày, viêm loét dạ dày không thể tiêu thụ cơm từ gạo tẻ.

Cháo gạo nếp có tác dụng giúp mát ruột đối với những trường hợp ăn không tiêu bị nặng bụng, nếu được nấu nhừ với đuôi heo, chân giò heo hay đu đủ non thì sẽ vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc giúp hỗ trợ tăng tiết sữa, vừa bổ sung sắt cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Nước cháo gạo nếp cẩm rang cũng đặc biệt tốt cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.

Phòng ngừa béo phì

Các dưỡng chất và chất xơ có trong gạo đen giúp bạn no lâu hơn và ít có cảm giác đói. Các nghiên cứu cũng kết luận rằng gạo đen giúp ngăn ngừa kháng insulin vốn có liên quan tới tăng nguy cơ béo phì.

Phòng ngừa tiểu đường

Sử dụng gạo đen giúp giảm nguy cơ tiểu đường týp 2. Ngũ cốc nguyên cám có lợi trong kiểm soát tiểu đường. Nó cũng giúp kiểm soát cân nặng cơ thể và duy trì mức năng lượng cân bằng.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.