Gia đình sẽ bị ngộ độc nếu bạn vẫn tiếp tục những cách chế biến măng sai lầm này

Nếu như không biết cách chế biến măng đúng cách sẽ khiến cơ thể bạn không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà còn có hại cho sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc nặng. Chính vì vậy, khi chế biến các bạn nên lưu ý những điều sau để tránh những tác hại của măng đối với sức khỏe.

1. Măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn

Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg cyanide, liều lượng này có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai em bé trên một tuổi. Do đó, nếu bạn ăn măng ngâm dấm chưa đủ thời gian – măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao. Bạn nên đặc biệt lưu ý vấn đề này.

 

 

2. Không nấu kỹ măng vì sợ mất chất trong măng

Cũng tương tự như việc ngâm dấm măng, khi chế biến măng, để tránh ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung.

 

3. Ăn mang khi đang đau dạ dày

Các chuyên gia khuyến cáo những bệnh nhân đau dạ dày hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày không ăn măng bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Người bị bệnh gút

Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩmcó tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh

 

5. Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre làthực phẩmgiàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Nguồn : bau.vn