Giải đáp: Làm gì khi bà bầu bị huyết áp trong thai kỳ?

Bị tăng huyết áp trong thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy bà bầu bị cao huyết áp có gây ra những biến chứng cho mẹ và bé hay không? Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu ngay những bài viết dưới đây nhé!

Cao huyết áp thai kỳ là gì?

Bà bầu bị cao huyết áp khiến nhiều người lo lắng. Cao huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm, thậm chí nó có thể gây ra những hậu quả khó lường cho cả mẹ và thai nhi. Theo nghiên cứu, có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áo, có 25 % phải đẻ non. Bên cạnh đó, có cả biến chứng nguy hiểm như bà bầu bị tiền sản giật – sản giật .

Cao huyết áp trong thai kỳ đó chính là huyết áp cao bắt đầu từ sau tuần thứ 20. Trong khi trước khi đó, mẹ bầu có huyết áp bình thường. Thông thường sau sinh 3 tháng thì huyết áp của mẹ mới trở lại bình thường. Việc tăng huyết áp trong thai kỳ khiến nhiều người lo lắng bởi vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ cho mẹ và thai nhi. Vì vậy, cần phải được can thiệp – điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ. Cụ thể: Có thể do bà bầu có thói quen ăn quá mặn, cơ thể không thường xuyên vận động. Bên cạnh đó cũng có thể do thời tiết quá nắng nóng hoặc do thời tiết quá lạnh.

Một số trường hợp thai phụ gặp phải tình trạng cao huyết áp do mang thai ở độ tuổi không còn trẻ. Ví dụ như trên 35 tuổi. Hay có một số mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, một số bệnh gây nên chứng tăng huyết áp…

Bà bầu bị cao huyết áp trong thai kỳ thường có biểu hiện gì?

Một số bà bầu có biểu hiện tăng huyết áp, một người lại không thể hiện ra ngoài cơ thể. Thông thường, bà bầu bị cao huyết áp sẽ có biểu hiện đó là: Phù (sưng) chân, tay, tăng cân đột ngột, thay đổi thị lực khiến nhìn mờ hơn. Cũng có người sẽ cảm thấy đau ở bên phải của bụng, hoặc đau quanh phía  dạ dày, có người lại bị nôn, mửa…

Bà bầu bị cao huyết áp có nguy hiểm không? Huyết áp cao có sinh thường được không?

Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới một số biến chứng như: Mẹ bầu bị tiền sản giật. Tình trạng huyết áp tăng cao khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và em bé sau sinh. Thậm chí, cũng có thể bị tăng huyết áp ở những lần sinh tiếp theo. Và có trường hợp còn bị mắc các bệnh như: tim, thận…

Đối với thai nhi, mẹ bị cao huyết áp con có thể bị chậm phát triển hay nguy hiểm hơn là thai lưu. Bởi vì, thai nhi có thể không nhận đủ oxy cũng như các chất dinh dưỡng, khiến phát triển chậm. Có trường hợp hợp bị sinh non.

Vậy mẹ bị huyết áp cao có sinh thường được không? Câu trả lời là có nếu như mẹ bầu kịp thời điều trị và nghe theo sự tư vấn của các bác sỹ. Ví dụ như ở bệnh viện Từ Dũ có gần 40 phần trăm sản phụ bị tiền sản giật vẫn sinh thường khoẻ mạnh và trường hợp còn lại được chỉ định mổ lấy thai.

Bị huyết áp cao trong thai kỳ bà bầu nên làm gì?

Có trường hợp bị cao huyết áp sau tuần thứ 20 của thai kỳ, cũng có trường hợp mẹ bầu bị huyết áp cao khi mang thai tháng cuối. Trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ nên thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tự theo dõi chuyển động của thai nhi và báo với bác sỹ mọi biểu hiện bất thường.

Bên cạnh đó, cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh – vận động hợp lý. Các mẹ bầu nên hạn chế ăn mặn, tránh ăn mỡ động vật thay vào đó nên ăn đạm có nguồn gốc từ thực vật… Cần lưu ý giảm ăn thực phẩm nhiều cholesterol như: thức ăn nhanh, phủ tạng, thực phẩm chiên rán… Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều hơn rau xanh – hoa quả và uống nhiều nước. Và tốt nhất nên có một thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp. Các mẹ bầu cũng nên lưu ý nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng và không sử dụng các chất kích thích… Một điều cần chú ý nữa đó chính là nên thường xuyên tự theo dõi huyết áp tại nhà.

Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về bệnh cao huyết áp trong thai kỳ và làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao. Các bà bầu hãy thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của mình và hãy nghiêm ngặt thực hiện theo mọi lời dặn của bác sỹ nhé!

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.