Giải đáp: Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa?

Vết mổ đẻ bị cứng, đau và ngứa là những hiện tượng rất thường xảy ra đối với sản phụ sinh mổ. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây ra sự khó chịu trong cuộc sống.

1. Lý giải nguyên nhân vết mổ đẻ sau sinh bị cứng, đỏ

Thông thường, sản phụ sinh mổ sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để cơ thể hồi phục, ngay cả khi vết mổ đã lành bên ngoài nhưng vẫn cần có thời gian từ 1 đến 2 năm để các mô và dây thần kinh bên trong hồi phục hoàn toàn.

Sau một khoảng thời gian, khi chỉ khâu đã tiêu hết thì vết mổ sẽ mềm như bình thường, có nhiều trường hợp vết mổ hình thành sẹo lồi, mặc dù nhìn mất thẩm mỹ nhưng điều này lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ.

Một vài trường hợp sản phụ có vết mổ sau sinh bị cứng, đỏ hay ngứa có thể do nguyên nhân chỉ chưa tiêu hết, hiện tượng này cũng không có gì đáng ngại, hãy tiếp tục vệ sinh vùng bụng và khu vực vết mổ thật sạch sẽ, khi chỉ tiêu hết thì hiện tượng này sẽ không còn.

Đặc biệt, triệu chứng vết mổ đẻ bị cứng, đỏ kèm theo các biểu hiện như đau bụng dữ dội, có nước chảy ra từ vết mổ, sốt cao hơn 38 độ C, chân bị đau sưng, chảy máu có cục máu đông lớn thì sản phụ cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức vì có thể vết mổ đẻ đã bị nhiễm trùng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến biến chứng hoại tử, nhiễm trùng huyết, bục vết mổ hay tổn thương đến các bộ phận lân cận.

Một vài trường hợp sản phụ có vết mổ sau sinh bị cứng, đỏ hay ngứa có thể do nguyên nhân chỉ chưa tiêu hết

2. Vết sẹo mổ sau sinh sẽ lành trong bao lâu?

Tùy vào cơ địa và sức khỏe thì mỗi sản phụ sau sinh sẽ có một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe và liền sẹo khác nhau. Nếu cơ thể bình thường thì sẽ phục hồi nhanh hơn, trong khoảng vài tuần đầu sau sinh, có thể nhận thấy rõ ràng quá trình liền sẹo bằng mắt thường. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này thì quá trình liền sẹo cũng sẽ chậm hơn và sản phụ sẽ không còn thấy đau đớn nữa.

Ngoài ra, thời gian để vết mổ sau sinh lành lại cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại chỉ khâu mà bác sĩ sử dụng, quá trình chăm sóc, vệ sinh vết mổ.

Để tránh vết mổ sau sinh bị đỏ, cứng thì sản phụ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không nên mặc quần áo quá chật, hãy mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi để giúp không khí lưu thông, tránh cọ sát vào vết mổ.
  • Không nên tự ý luyện tập thể dục thể thao quá sức khi vết sẹo chưa lành, chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để tăng quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Hạn chế để vùng da có sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì nó có thể làm cho vết sẹo sẫm màu hơn.

3. Chăm sóc như thế nào để vết mổ sau sinh không bị ngứa?

Sản phụ nên nằm nghiêng một bên để giúp giảm bớt các cơn đau

Sản phụ sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn so với sản phụ sinh thường, ngoài việc chăm sóc để cơ thể lấy lại sức nhanh chóng thì làm thế nào để vết mổ sau sinh không bị cứng, ngứa là điều rất nhiều sản phụ quan tâm.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì sản phụ sinh mổ cần có một chế độ ăn uống và chăm sóc khoa học mới có thể giúp cho vết mổ nhanh lành, không bị cứng, không bị ngứa do hình thành sẹo lồi. Sản phụ nên nằm nghiêng một bên để giúp giảm bớt các cơn đau do quá trình co thắt tử cung để tống đẩy sản dịch ra ngoài, khi đứng lên, ngồi xuống nên thực hiện nhẹ nhàng. Không tự ý tháo băng vết mổ và làm ướt phần băng gạc vô trùng trong khoảng thời gian 24 – 48 giờ sau sinh.

Quá trình chăm sóc và thay băng vết mổ cần phải đảm bảo vệ sinh, vô trùng, vô khuẩn. Sau khi cắt chỉ vết mổ thì sản phụ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc cũng như kiêng cữ để tránh vết mổ sau sinh bị đỏ, ngứa, nhanh lành hơn.

Sản phụ có thể dùng khăn ấm thấm ướt bằng nước muối loãng để nhẹ nhàng chườm lên khi vết mổ sau sinh bị ngứa và giúp giảm đau vết mổ khi thời tiết chuyển mùa. Tuyệt đối không dùng tay để gãi vết mổ vì điều này sẽ càng làm tổn thương và hình thành sẹo lớn. Một điều đặc biệt lưu ý là sản phụ không được tự ý dùng thuốc để thoa lên vết mổ vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Các chị em phải chăm sóc vết mổ hết sức cẩn thận

Ngoài ra, để sẹo có độ thẩm mỹ cao hơn và tránh hình thành sẹo lồi, ngứa thì sản phụ cần kiêng ăn rau muống và hải sản (sản phụ sau sinh mổ ăn hải sản sẽ khiến cho vết mổ bị ngứa).

Mặc dù vết mổ đẻ bị cứng, đau, ngứa là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên để tránh những khó chịu cho biểu hiện này gây ra thì mỗi sản phụ nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức nhất định về quá trình chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh. Khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể chăm sóc cho bản thân tốt nhất.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?