Nguyên nhân mút tay ở trẻ?
– Trẻ đang đói và thèm được bú mớm: Hầu hết trẻ mút tay là khi con đang đói. Khi nhu cầu bú mớm chưa được đáp ứng kịp thời thì mút tay có thể thay thế cho việc bú mẹ. Thực tế thì đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay từ ở trong bụng, dần dần thói quen này có thể hình thành ngay cả khi con lớn và không bú mẹ nữa.
Điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Dần dần thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú.
– Thể hiện mong muốn được yêu thương. Nếu cha mẹ không có thời gian nói chuyện, chơi cùng con bé sẽ cảm thấy cô đơn và lúc này trẻ sơ sinh hay mút tay nhiều, đây là một giải pháp bất đắc dĩ giúp con được yên lòng.
Không những mút tay, trẻ sơ sinh còn thích gặm chân mình nữa
– Mút tay là một cách để giải tỏa tâm lý căng thẳng của con. Đặc biệt những trẻ sống trong môi trường bố mẹ không quan tâm, hay cãi vã nhau thì mút tay như một giải pháp để giải tỏa áp lực.
– Thái độ của cha mẹ cũng thúc đẩy hành vi mút tay của con tăng lên. Khi bị quát mắng trẻ sẽ thấy căng thẳng, lo âu và tìm đến giải pháp mút tay. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến con trở nên bướng bỉnh hơn. Vì thế tật ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp ở trẻ em. Trẻ ngậm mút tay biểu lộ trẻ đang cần sự trợ giúp để tìm được cảm giác bình yên khi trẻ đang đối diện với những lo lắng, căng thẳng nhất là khi không có mẹ bên cạnh. Ngậm mút tay tạo cho trẻ cảm giác được gần gũi, ấm áp như khi đang được bao bọc trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Phần lớn trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1-2 tuổi, nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi. Cũng có một số trẻ thích mút ngón tay vào ban đêm hoặc thỉnh thoảng khi bị stress (căng thẳng tinh thần) quá nhiều dù đã lớn, vì mút ngón tay là phản xạ tự nhiên để trẻ tự làm dễ chịu bản thân mình khi mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc cần thư giãn.
Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi.
Tuy là một biểu hiện tốt, thể hiện bản năng muốn khám phá thế giới nhưng trẻ sơ sinh mút tay nhiều có tốt không? Câu trả lời là không và dưới đây là những lý do:
– Hại cho răng của bé: Khi trẻ mút tay thường xuyên và mạnh sẽ làm xô lệch răng của trẻ. Vì lúc này răng của con mới mọc, không vững chãi nên rất dễ thò ra hoặc thụt vào so với hàm thông thường.
– Nguy cơ đưa mầm bệnh vào dạ dày: Trẻ rất thích cầm nắm vào mọi thứ nhìn thấy quanh mình. Nếu những vật dụng đó không sạch thì việc mút tay của con sẽ rất dễ đưa các mầm bệnh, vi khuẩn vào trong khoang miệng và dạ dày, ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé.
Trẻ sơ sinh mút tay gây ra một số tác hại cho da và răng miệng
– Gây hại cho da tay: Khi trẻ sơ sinh mút tay quá lâu trong môi trường nước bọt với cường độ mạnh sẽ làm cho da tay con bị mỏng và bong, tróc. Không những thế, tay con có thể bị sưng lên, biến dạng.
– Tác động vào tâm lý của trẻ: Như đã giải thích ở trên, một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh hay mút tay là nhằm giải tỏa sự lo âu, căng thẳng. Do đó, nếu cứ để hiện tượng này tiếp diễn lâu dài sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, trẻ có xu hướng bướng bỉnh hơn.
– Nghiêm trọng hơn, trẻ mút tay nhiều có thể làm thay đổi sự phát triển vòm miệng, ảnh hưởng tới khả năng phát âm tròn vành, rõ chữ của con.
Ngọc Hồi
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/giai-ma-thoi-quen-mut-tay-o-tre-me-nen-biet-a179506.html
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn