Giảm đau khi chuyển dạ: những món ăn ”thần dược” mẹ cần biết

Bổ sung một số thực phẩm dưới đây sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những cơn đau đẻ kéo dài, dữ dội khi đến kỳ sinh nở.

Mẹ biết các thực phẩm dưới đây sẽ giúp giảm các cơn đau khi chuyển dạ

Chè vừng bột sắn

Ngay từ tuần thứ 33, 34 các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh chóng vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Không những vậy, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.

Rau lang luộc

Rau lang là thực phẩm có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ bầu bí, bạn nên thường xuyên ăn rau lang, khoảng 3-4 bữa/1 tuần để thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón và nhuận tràng hiệu quả.

Đến gần thời gian dự sinh, bạn nên ăn nhiều hơn, tốt nhất là ăn rau lang luộc hoặc nấu canh để việc sinh để theo phương pháp thường được diễn ra dễ dàng, thời gian đau đẻ ngắn hơn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Ăn rau lang luộc thường xuyên trong những tuần cuối thai kỳ cho đến khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm thời gian đau đẻ. Ngoài ra, sau khi sinh xong, ăn rau lang còn giúp sản phụ có nhiều sữa hơn.

Lá tía tô

Tía tô là thực phẩm có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng rộng rãi như một bài thuốc có tác dụng an thai và tiêu trừ những cơn ốm nghén của mẹ bầu hiệu quả. Tía tô còn có công dụng giúp mẹ bầu thuận lợi trong quá trình sinh đẻ.

Đến gần ngày dự sinh, để cơn đau đẻ nhanh chóng trôi qua và việc sinh đẻ được diễn ra dễ dàng, mẹ bầu nên vò nát một nắm lớn lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước lấy lại 1 lít uống liên tục. Nước tía tô càng đặc càng tốt nhé. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0,5-1 lít.

Cà tím

Theo kinh nghiệm dân gian, cà tím có tác dụng làm co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối của thai kỳ.

Ăn và uống nước ép dứa

Dứa là loại thực phẩm chức năng hữu ích cho sức khỏe, trong dứa có chứa nhiều vitamin A, C, kali, magiê…Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn bởi vì trong dứa chứa nhiều enzyme bromelain có tác dụng làm mềm khung xương chậu.

Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều dứa ở những tuần cuối thai kỳ(từ tuần 38 trở đi). Trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, nếu mẹ bầu ăn dứa sẽ rất nguy hiểm vì nó làm tử cung co bóp mạnh dễ gây ra tình trạng sảy thai.

Lưu ý đối với những bà bầu có chứng bệnh về dạ dày thì nên hạn chế ăn dứa. Khi ăn nhớ cắt bỏ vỏ và rửa bằng nước đun sôi để nguội.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.