Trong ba tháng đầu thai kỳ cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi do ốm nghén và ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ăn đầy đủ chất vì đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Hãy tham khảo cách xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu của Bau.vn nhé!
Những dưỡng chất cần thiết cần có trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
1. Protein
Đây là dưỡng chất cực kỳ quan trọng để phát triển mô của thai nhi. Bên cạnh đó, protein cũng giúp tăng cường sinh sản máu, tăng trưởng mô vú và mô tử cung của mẹ bầu. Protein thường có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
2. Sắt
Sắt là vi chất quan trọng giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ. Sắt thường có trong thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,…
3. Canxi
Canxi là chất không thể thiếu để hình thành răng và xương của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên tăng cường ăn các loại hải sản, trứng, sữa,… để cung cấp đủ canxi cho cả mẹ và bé.
4. Vitamin D
Vitamn D là một vi chất không thể thiếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D thông qua viên uống hoặc phơi nắng. Bổ sung đầy đủ vitamin D cũng là một cách giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
5. Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ, hỗ trợ chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm,… đồng thời giúp hấp thụ các dưỡng chất khác tốt hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, ổi,…
6. Axit folic
Axit folic thường có nhiều trong các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,…), thịt gia cầm, ngũ cốc,… Nếu thiếu axit folic, em bé sinh ra rất dễ bị tật dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn mẹ bầu thường bị ốm nghén nên việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Vi vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, hãy lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:
- Chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ để tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén của mẹ bầu.
- Mẹ nên ăn tinh bột kết hợp sữa, trứng, rau quả, trái cây,… đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn cho bé.
- Bổ sung đủ nước, nên uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn và không nên uống nước trong bữa ăn.
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn.
- Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén
- Bổ sung axit folic từ rau xanh đậm, ngũ cốc,…
- Không ăn thực phẩm chưa chín như các món tái, gỏi cá, rau quả chưa rửa kỹ,… để tránh nhiễm ký sinh trùng và ngộ độc thực phẩm.
- Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Ăn nhẹ các bữa giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
- Dù không muốn ăn cũng không được bỏ bữa.
- Không nên ăn quá no gây ra tình trạng khó tiêu, buồn nôn.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trong 1 tuần
Ngày/ Bữa | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
Thứ 2 | Bữa chính:
Bữa phụ: Ngô |
Bữa chính:
Bữa phụ: Bánh bao |
Bữa chính:
Bữa phụ: Sữa |
Thứ 3 | Bữa chính:
Bữa phụ: Khoai |
Bữa chính:
Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa |
Bữa chính:
Bữa phụ: Nước cam vắt và bánh quy |
Thứ 4 | Bữa chính:
Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa |
Bữa chính:
Bữa phụ: Ngô |
Bữa chính:
Bữa phụ: Nước ép táo + bánh quy |
Thứ 5 | Bữa chính:
Bữa phụ: Cháo gà |
Bữa chính:
Bữa phụ: Khoai |
Bữa chính:
Bữa phụ: Nước ép cam + bánh quy |
Thứ 6 | Bữa chính:
Bữa phụ: Bánh bao kim sa |
Bữa chính:
Bữa phụ: Cháo gà |
Bữa chính:
Bữa phụ: Nước ép bưởi + bánh quy |
Thứ 7 | Bữa chính:
Bữa phụ: Cháo ruốc |
Bữa chính:
Bữa phụ: bánh mỳ kẹp |
Bữa chính:
Bữa phụ: Nước ép bơ + bánh quy |
Chủ nhật | Bữa chính:
Bữa phụ: Bánh kim chi + sữa chua |
Bữa chính:
Bữa phụ: Cháo ruốc |
Bữa chính:
Bữa phụ: Sữa + bánh quy |
Nguồn : bau.vn