Gợi ý thực phẩm cho mẹ sinh mổ nhanh lành vết thương và không bị sẹo

Những siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp mẹ hồi phục vết thương do sinh mổ mà không lo nhiễm trùng.

Thời gian sau sinh là lúc mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và có khoa học để hồi phục sức khỏe và đem sữa thật nhiều cho con yêu. Tuy nhiên đối với những mẹ đẻ mổ thì thời gian này căng thẳng hơn rất nhiều vì có rất nhiều mối nguy hiểm, như sự nhiễm trùng rình rập vết thương do ca sinh mổ để lại. Bên cạnh đó, hàng loạt những thuốc kháng sinh, thuốc tê cùng vết sẹo mổ là những bận tâm khiến mẹ đẻ mổ phải suy nghĩ làm thế nào để có thật dòng sữa dồi dào về cho con yêu.

Thấu hiểu tâm lí của mẹ, sau đây là những bật mí giúp các mẹ thực đơn đầy khoa học giúp mẹ gạt đi những lo lắng về vết thương do sinh mổ để lại:

1. Súp, cháo hầm chay

Khi phẫu thuật sinh con, đường ruột của mẹ bị tác động khiến hoạt động của nội tạng như ruột và dạ dày bị kém, nên mẹ thường được khuyên nên nhịn ăn cho đến khi xì hơi được. Nhưng nếu quá đói và chưa xì hơi được thì người thân có thể nấu cho mẹ các món súp, cháo hầm để dễ tiêu hóa, tránh ăn những thực phẩm khó tiêu gây khó chịu và đau đớn.

2. Trái cây tươi, rau củ

Mẹ sinh mổ nên bổ sung thật nhiều loại trái cây vào các bữa tráng miệng vì trái cây rất dồi dào vitamin C, có hương vị ngọt giúp mẹ dễ ăn và rất dinh dưỡng. Những loại trái cây lành tính mẹ nên ăn như đu đủ chín, bưởi, na…

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vào bữa ăn những loại rau xanh mát mẻ như rau ngót, mồng tơi.. vì chúng rất giàu chất dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ ngăn ngừa táo bón và đặc biệt là bệnh trĩ.

3. Món giàu chất đạm: Thịt đỏ, trứng, các loại đậu

Mẹ sau sinh đặc biệt nên bổ sung thật nhiều chất đạm, sắt có trong thịt lợn, thịt bò, trứng gà để bổ sung đầy đủ dưỡng chất và lượng máu đã mất khi mổ đẻ. Đây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể mẹ, giúp phục hồi năng lượng và làm quá trình làm lành vết thương do mổ phục hồi nhanh chóng

4. Bổ sung thực phẩm phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12

Vì máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất và ôxy đến mô đang bị tổn thương; mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, đồng thời dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…

5. Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B, A, E

Các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. Vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Các loại rau lá có màu xanh đậm và quả tươi như: Đu đủ, thanh long, quít, cam, bưởi,… có chứa nhiều các vitamin này.

6. Uống thật nhiều nước

Nước là điều cần thiết cho cơ thể mẹ sau sinh đẻ đảm bảo sữa sẽ về cho con yêu và hạn chế đường tiết niệu. Cơ thể mẹ cần ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt.

Chúc các chị em mau hồi phục sức khoẻ!

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.