Hãy dạy con quy tắc: “Đừng xen vào lúc mẹ đang bận!”

Đôi khi, trẻ thường có thói quen xấu là luôn gọi mẹ lúc mẹ đang dở tay hay đang bận một chuyện gì đó và nhiều bé coi đó là đặc quyền.

Đôi khi, trẻ thường có thói quen xấu là luôn gọi mẹ í ới hoặc muốn xen vào lúc mẹ đang nói điện thoại, tiếp khách hoặc đang bận tụi búi với nhiều việc khác. Cùng đọc ngay bài viết sau của Bau.vn để tìm hiểu rõ hơn về thói quen xấu này của trẻ nhé!

Đừng xen vào lúc mẹ đang bận!

Ðã nhiều lần, bạn khá bực mình với con khi đang bàn chuyện với mày người họ hàng về những việc trong gia đình , thì bé chạy vội vào rồi hết lên “Mẹ ơi, tại sao quyển sách của con lại bị bẩn ở trang đầu tiên ạ?”, khiến bạn khá bực mình. Bạn nghiêm mắt nhìn, nhưng bé không hiểu, vẫn cứ tiếp tục quấy rầy giữa những người khách, vì bé nghĩ chỉ có việc của bé mới là cấp bách nhất. Bé không cho rằng mình đang quấy rầy, làm phiền mẹ. Khi hai mẹ con có cơ hội trò chuyện vui vẻ với nhau, hãy nói với bé rằng, lúc bạn đang làm hoặc đang bận việc gì đó (đang nói chuyện, đang làm việc với máy tính, thậm chỉ là đang xem tivi…), bạn không muốn ai đó làm ngắt quãng công việc hay những giây phút chỉ của riêng bạn. Hãy cùng bé chia sẻ quan điểm, hỏi bé xem nếu trong lúc bé đang chơi vui, bỗng dưng mẹ đi vào bắt bé phải làm giúp mẹ hết việc này đến việc khác, bé có thấy thoải mái không? Hoặc khi bé đang vẽ tranh trong phòng, anh Bin lại chạy vào hò hét vang phòng bé có thấy bị xao những không?

Luôn khuyến khích bé nghĩ đến những ảnh hưởng của hành động làm gián đoạn công việc người khác từ những đòi hỏi của mình. Tiếp theo, hãy chuẩn bị cho những sự kiện bằng cách dặn dò bé trước là phải tự chơi và tự chăm sóc bản thân trong lúc mẹ tiếp khách, không được vào làm phiền, trừ những trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe, sự an toàn của bé. Để cần thận hơn, hãy chuẩn bị sẵn đồ chơi và gợi ý cách chơi khi bé ở một mình lúc bạn bạn tiếp khách. Nếu trẻ vẫn tiếp tục muốn làm phiên, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Phớt lờ: Nếu tình huống không có gì khẩn cấp, đừng trả lời hoặc có phản ứng khi bé đập tay lên người bạn hoặc gọi ầm lên gây sự chú ý. Nên tập trung vào những việc bạn dang dang dở hoặc tiếp tục trò chuyện với người bên cạnh.
  • Thật bình tĩnh: Chắc chắn, bạn sẽ rất tức giận với bé, nhất là khi đã dặn dò trước là nhà có khách và bạn cần thời gian để tiếp khách mà không bị làm phiền. Nhưng nếu bạn để lộ sự bực tức, bé sẽ biết được ngay những hành động “hoạt náo” của mình đã gây được sự chú ý của bạn.

  • Tiếp tục phớt lờ: Thông thường, trẻ sẽ không từ bỏ quyết tâm gây sự chú ý từ bạn. Thậm chí, trẻ còn khóc to để “đánh thức” ở bố mẹ. Thế nên, bạn cần cứng rắn và dừng lung lay. Tiếp tục thể hiện sự kiên định ở mình cho đến phút cuối. Dần dần, chiến thuật này sẽ thành công khi trẻ biết rằng, mọi sự nỗ lực không đạt được kết quả nào.
  • Đưa ra những kí hiệu: Bạn có thể ra những kí hiệu như đưa ngón tay lên miệng với ý muốn nói bé nên yên lặng hoặc chỉ ngón tay ra phía bên ngoài như để ra hiệu cho bé ra ngoài phòng. Dần dần, bé sẽ làm quen với phép lịch sự và hiểu được là không hay chút nào nếu cứ tiếp tục quấy rối người khác, khi mọi người đang bận.

Nguồn : bau.vn