Bạn nên cho bé đi khám bác sĩ nếu như sau 1 tuần mà tình trạng ho của bé vẫn không thuyên giảm. Bạn cũng nên cho bé đi khám trong trường hợp:
– Bé dưới 3 tháng tuổi
– Bé thở gấp và khó thở
– Bé thở khò khè
– Có một vài vết máu trong đờm
– Sốt trên 38 độ C đối với bé 3-6 tháng tuổi. Sốt trên 39 độ C đối với bé trên 6 tháng tuổi
– Có một căn bệnh mạn tính, ví dụ như bệnh tim, bệnh phổi
Có nên cho bé uống thuốc ho khi bé bị ho?
Ngay cả khi bạn chắc chắn rằng bé chỉ bị ho thì bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống bất kì một loại thuốc trị ho không theo đơn của bác sĩ.
Hầu hết các bác sĩ không khuyến khích bố mẹ tự ý cho bé uống thuốc ho khi thấy bé bị ho. Học viên Y Khoa Hoa Kì đã khuyến cáo các bậc cha mẹ không được cho trẻ dưới 3 tuổi uống bất kì loại thuốc nào không có đơn của bác sĩ.
Các chuyên gia cho rằng những loại thuốc trị họ, cảm cúm không có đơn của bác sĩ sẽ không những không đem lại hiệu quả sử dụng mà còn rất nguy hiểm cho những trẻ dưới 6 tuổi.
Nếu bạn quyết định cho bé uống bất kì loại thuốc trị ho nào thì cũng phải chắc rằng loại thuốc đó phù hợp với tuổi của con mình, và xác định liều lượng thật cẩn thận theo hướng dẫn trên bao bì.
Nguyên nhân gây ho ở trẻ là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
1. Bị cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, bé sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, ăn không ngon miệng và hơi sốt.
2. Dị ứng, hen suyễn và các chất kích thích
Những đứa trẻ bị dị ứng với môi trường (như lông mèo, bụi bẩn) cũng có thể mắc phải những cơn ho. Dị ứng có thể gây ra nghẹt mũi hay sổ mũi và ho
Những đứa trẻ bị hen suyễn cũng bị ho rất nhiều, đặc biệt là vào buổi tối. Nếu bé nhà bạn bị hen suyễn thì có thể bé sẽ bị đau ngực, hắt hơi và khó thở.
Bênh cạnh đó các chất kích thích từ môi trường như khói thuốc, ô nhiễm cũng khiến cho trẻ bị ho.
3. Viêm phổi
Nhiều trường hợp viêm phổi là do bị cảm lạnh. Nếu bé nhà bạn bị cảm lạnh và tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn như ho dai dẳng, khó thở, sốt, cơ thể đau nhức thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.
4. Viêm xoang
Nếu con bé bị ho kèm theo chảy nước mũi , kéo dài trong 10 ngày mà không hề có dấu hiệu thuyên chuyển, thì ngoài viêm phổi,có thể con bạn đang bị viêm xoang. Loại vi khuẩn này cư ngụ ở các hốc xoang gây ra những có ho kéo dài vì chất nhờn liên tục thoát xuống phía sau cổ họng gây ra phản xạ ho.
Trong trường hợp bé bị viêm xoang, bác sĩ sẽ kê cho bé một liều thuốc kháng sinh
5. Do nuốt hay hít phải một vật gì đó
Khi cơn ho kéo dài hơn 1 tuần mà không hề có dấu hiệu bị bệnh gì hay dị ứng gì thì có thể trong cổ họng hay phổi của bé đang bị mắc một vật gì đó. Hiện tượng này phổ biến với những trẻ đã có thể tự di chuyển, có thể tiếp cận được với những đồ vật nhỏ.
Nếu nghi ngờ có vật thể lạ nào đó mắc trong cổ họng hay phổi của bé thì bạn nên cho bé đi chụp X-quang để có thể xác định được dị vật và kịp thời lấy ra.
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn