Hóa ra không phải canxi, đây mới là vi chất mà trẻ dễ thiếu hụt nhất

Nhiều mẹ vẫn nghĩ canxi là vi chất con dễ thiếu hụt nhất. Tuy nhiên thực tế không phải vậy.

Thực tế nguyên tố dinh dưỡng mà bé dễ thiếu nhất không phải là canxi mà chính là kẽm. Theo một cuộc điều tra do các chuyên gia dinh dưỡng thực hiện, tỷ lệ trẻ em bị thiếu kẽm lên tới 60%. Nói cách khác, cứ hai trẻ thì có một trẻ bị thiếu kẽm.

1. Biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ em là gì?

Trẻ bị thiếu kẽm thường gặp phải một số tình trạng như sau:

– Trẻ giảm ăn, kém ăn, hay quấy khóc, thích gặm móng tay, tóc và các thứ khác;

– Tầm vóc kém phát triển, thấp lùn;

– Hay bị  loét miệng và khó lành;

– Xuất hiện lưỡi bản đồ

Những biểu hiện đặc trưng khi trẻ thiếu kẽm

2. Tác hại của việc thiếu kẽm với trẻ em

– Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng tụt hậu, thấp lùn,… Thiếu kẽm khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, tốc độ tăng trưởng sẽ tụt hậu so với các bạn cùng lứa tuổi.

Trẻ thiếu kẽm, biếng ăn dẫn đến chậm phát triển thể chất

– Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ

Thiếu kẽm cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, vì thiếu kẽm sẽ làm giảm số lượng tế bào não trong não của trẻ. Não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng trong độ tuổi lên 3. Nếu thiếu kẽm ở giai đoạn này, có thể gây ra những tiếc nuối suốt đời đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.

– Giảm sức đề kháng

Sau khi thiếu kẽm, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ giảm sút như viêm loét miệng tái phát, vết thương ngoài da chậm lành hơn.

3. Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?

Nguồn thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung cho trẻ

Khi trẻ có biểu hiện thiếu kẽm ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng thực phẩm chức năng, những thực phẩm giàu kẽm như hàu, rong biển, thịt nạc…Đồng thời, cha mẹ nên uốn nắn những thói quen ăn uống không lành mạnh của con như kén ăn để con được bổ sung dinh dưỡng cân đối và phong phú.

Nếu trẻ thiếu kẽm trầm trọng, bạn cần bổ sung kẽm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả bổ sung kẽm tốt hơn.

Không chỉ kẽm mà tất cả các vi chất đều cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ giai đoạn 1 – 3 tuổi. Vì vậy một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ là cân bằng được đủ các vi chất, ba mẹ nhớ nhé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Trẻ 1 tuổi trở lên uống sữa thế nào là đủ và đúng?

    Sau 1 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí não. Đây cũng là lúc chế độ ăn dặm được mở rộng và sữa không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng. Vậy trẻ trên 1 tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Loại sữa nào phù hợp? Có nên dùng sữa công thức, hay chuyển sang sữa tươi?Dưới đây là những lời khuyên khoa học, giúp phụ huynh hiểu đúng và bổ sung sữa cho trẻ một cách hợp lý:
  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?