Hỏi-đáp: Lý do nào khiến đến tháng đau bụng nhưng không có kinh?

Tới chu kỳ kinh nguyệt đau bụng nhưng không có kinh là điều khá phổ biến và nhiều chị em mắc phải. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao nhiều người đến tháng đau bụng nhưng không có kinh nguyệt? Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân đến tháng đau bụng nhưng không có kinh?

1. Nếu từng quan hệ tình dục trong thời gian gần

Nếu bạn thuộc trường hợp này, thì nguyên nhân đau bụng kinh nhưng không ra máu là do:

Báo hiệu bạn đang mang thai

Khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở thành tử cung, bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ, đau lâm râm ở vùng bụng dưới giống như đau bụng kinh. Điều này khiến nhiều chị em không biết nên dễ nhầm tưởng bị đau bụng kinh nhưng không ra máu.

Đau bụng có thai cũng có thể đi cùng với dấu hiệu ra máu báo thai. Không giống với kinh nguyệt, máu báo thai thường ra rất ít, có màu hồng nhạt hoặc màu nâu đậm, không chứa nhiều dịch, không vón cục và không có mùi.

Cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh, cơn đau bụng xuất hiện đột ngột, đau kéo dài, đau âm ỉ, đau mạnh ở một bên của bụng dưới, có thể lan đến vai và lưng dưới, mức độ cơn đau tăng dần thì bạn có thể nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

2. Các vấn đề về kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt

Khi hormone bị mất cân bằng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện chính là chậm kinh, máu kinh ít và thời gian hành kinh ngắn. Nếu bạn đau bụng kinh nhưng không ra máu, trước đó không có quan hệ tình dục hoặc khi quan hệ có thực hiện các biện pháp tránh thai thì có thể nghĩ đến nguyên nhân này.

Tắt kinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây tắt kinh, trong đó thường gặp là rối loạn nội tiết tố khiến quá trình phát triển trứng bị rối loạn, trứng không rụng. Ngoài ra, có một số nguyên nhân bệnh lý khác như buồng trứng đa nang, các bệnh tuyến giáp, bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng…

Nếu tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh diễn ra thường xuyên, thì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, các bệnh tuyến giáp, đa nang buồng trứng… Khi đó, bạn nên tới các bệnh viên chuyên khoa để thăm khám.

Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh cần phải làm gì?

Khi gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh, nếu bạn đã quan hệ tình dục trước đó thì có thể nghĩ đến việc mang thai. Do đó, cần chắc chắn bằng việc thử que thử thai và thực hiện các bước siêu âm để làm rõ nguyên nhân. 

Còn nếu nguyên nhân không phải là do mang thai mà là trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn bị căng thẳng, ăn uống không điều độ, sinh hoạt lành mạnh… khiến kinh nguyệt bị chậm hoặc không có kinh thì bạn có thể:

  • Ăn các thực phẩm giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn như thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, cải bó xôi, cà chua…), dứa, gừng, nghệ, rau mùi tây…
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân. Chú ý ăn uống đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày bạn có thể tập một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15-30 phút. 

  • Chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc quá căng thẳng. Bạn có thể thực hiện các hoạt động giúp thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, xem phim… Ngoài ra, bạn cũng cần ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
  • Hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá vì những thói quen này có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt và dẫn đến tình trạng đau bụng nhưng không ra máu.

Nếu tình trạng kéo dài, hãy tới bệnh viện thăm khám, không nên coi thường sức khỏe nhé!

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Công dụng bất ngờ của bông cải xanh với làn da bạn đã biết chưa ?

    Bông cải xanh (broccoli) không chỉ là một siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho làn da.
  • Nắng nóng đỉnh điểm, đừng quên uống nước dừa mỗi ngày

    Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng. Thay vì chỉ uống nước lọc, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung nước dừa tươi – loại thức uống tự nhiên không chỉ giúp giải nhiệt mà còn cung cấp nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.Dưới đây là 5 lý do bạn nên uống nước dừa trong mùa hè:
  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • 5 cách tự nhiên giúp phụ nữ tuổi mãn kinh giữ tinh thần thoải mái

    Mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua, thường bắt đầu từ tuổi 45–55. Sự suy giảm hormone nội tiết estrogen trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn khiến nhiều chị em thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt, căng thẳng, lo âu vô cớ. Làm thế nào để cân bằng tinh thần và giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn này? Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả mà chị em có thể áp dụng ngay tại nhà: