Hỏi – đáp: Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Một trong những vấn đề bà bầu thường gặp là tình trạng ngứa bụng dữ dội và phải gãi. Vậy mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng tới thai khi hay không?

“Chào chuyên gia, tôi đang mang thai đến tháng thứ 8, thường xuyên có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu ở vùng bụng và phải gãi rất nhiều. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi, mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Rất mong sớm nhận được sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia!
Tôi cảm ơn!”

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng Bau.vn để gửi câu hỏi về cho chúng tôi giải đáp. Sau đây là giải đáp về thắc mắc của bạn với chúng tôi.

Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các bác sĩ sản khoa cho rằng, hiện tượng mẹ bầu bị ngứa bụng là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, đôi khi mẹ bầu bị ngứa bụng lại xuất phát từ các lý do bệnh lý. Lúc này, mẹ cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi mẹ bị mẩn đỏ ở vùng bụng và xuất hiện những nốt đỏ phân tán, sau đó tụ thành mảng lớn, có thể mẹ bị nổi mề đay. Nếu như vết mẩn đỏ phát triển lớn hơn, khả năng cao bạn bị sẩn ngứa. Ngoài ra, bà bầu bị ngứa bụng còn là dấu hiệu mẹ bầu bị ứ mật trong gan, là tình trạng mật bị ứ đọng trong gan dẫn đến axit trong máu tăng lên, lượng mật của cơ thể có thể tăng lên và lắng đọng vào da, gây ngứa dữ dội.

Tuy nhiên, việc mẹ bầu gãi bụng có thể làm da tổn thương, lớp biểu bì da bị bào mỏng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng da tổn thương. Tình trạng mẹ bầu gãi bụng hay xoa bụng cho bớt ngứa cũng không tốt cho thai nhi, vì hành động đụng chạm vào bụng bầu có thể gây nên những cơn co thắt.

Cách xử lý khi mẹ bầu bị ngứa bụng

Khi bị ngứa bụng, bạn tránh gãi bụng mà nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu cơn ngứa, mẹ nên chọn loại kem dịu nhẹ và không có hương thơm
  • Dùng kem chống ngứa hoặc dầu có chứa vitamin E cũng là cách giúp làm giảm ngứa bụng
  • Tắm nước ấm cũng là cách là giảm ngứa bụng ở mẹ bầu, tuy nhiên, mẹ lưu ý nhiệt độ nước tắm nên vừa phải, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da khô hơn, dẫn đến ngứa nhiều hơn
  • Tránh da khô bằng cách dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng tránh gây dị ứng và làm vi khuẩn phát tán
  • Mẹ bầu gãi bụng có thể gây kích ứng da và làm cho tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, do đó, mẹ không nên gãi bụng khi ngứa.

Đồng thời, để hạn chế tình trạng ngứa bụng khi mang thai, mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chọn sữa tắm không gây kích ứng da, không tắm nước nóng quá lâu dưới vòi hoa sen. Ngoài ra, nên thường xuyên tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, nên tránh ra ngoài lúc trời nắng nóng để hạn chế mồ hôi tiết ra nhiều. Ngoài ra, mẹ cần uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, tránh các thức ăn dễ gây dị ứng.

Khi bị ngứa toàn thân kèm theo hiện tượng vàng da, sốt phát ban, da bị tổn thương, nóng rát âm đạo… mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị.

Nguồn : bau.vn