Hướng dẫn mẹ bầu rặn sinh đúng cách và đỡ đau hơn!

Rặn sinh là kỹ năng cần thiết khi mẹ bầu quyết định sinh thường. Không phải muốn rặn sinh lúc nào cũng được mà cần nương vào các cơn gò tử cung và kết hợp với điều chỉnh hơi thở.

Rặn sinh đúng cách giúp quá trình chuyển dạ nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Vì thế, Bau.vn hướng dẫn mẹ cách rặn hiệu quả để vượt cạn thành công.

Lựa chọn thời điểm rặn sinh dựa vào cơn gò tử cung

Vào thì thứ hai của quá trình chuyển dạ, các cơn gò tử cung sẽ kéo dài hơn và rút ngắn từ 1-3 phút. Với cường độ và tần suất cao sẽ khiến các mẹ thấy đau bụng dữ dội, khi đó chính là lúc em bé chuẩn bị chào đời, tận dụng những lúc này mẹ bầu cần rặn đúng cách và đúng lúc.

Trong một cơn co tử cung được chia thành 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Thì có là bụng mẹ bầu căng cứng và xuất hiện các cơn đau dồn dập, tử cung bị co bóp mạnh. Thời gian nghỉ giữ các thì được gọi là thì nghỉ, khi này mẹ bầu cảm thấy đỡ đau bụng và tử cung ngừng co bóp, đó chính là thời gian để các mẹ nghỉ ngơi.

Ở thì co, mẹ bầu phải rặn hết ức và chọn thời điểm rặn để chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và tốt đẹp. Nếu quá trình chuyển dạ lâu sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Cách rặn khi sinh thường

Rặn sinh đúng cách giúp thai nhi nhanh chóng được đẩy ra ngoài, sản phụ tiết kiệm sức lực. Nếu rặn không đúng, quá trình sinh diên ra lâu khiến mẹ mất sức và em bé có thể ngại thở, lúc đó cần sự can thiệp của các phương pháp khác. Để rặn sinh đúng cách, mẹ bầu nên thực hiện theo các bước sau:

  • Nằm ở tư thế đầu cao một góc 45 độ, mông hơi cao lên. Hia chân đạp vào 2 bàn đỡ và 2 tay nắm chặt 2 thành của bàn sinh để tạo điểm tựa vững chắc.
  • Khi cảm nhận được các cơn gò tử cung, bạn cần hít sâu một hơi sau đó dồn hơi rặn mạnh để hơi xuống vùng bụng dưới và giúp đẩy em bé ra ngoài. Lưu ý, khi thai phụ cảm thấy hết hơi nhưng vẫn còn đau thì có thể hít vào hơi khác và rặn tiếp tục cho đến hết cơn gò. Rặn sinh cần cố gắng dồn hơi xuống vùng bụng và không nên phát ra âm thanh để tránh mất hơi.
  • Rặn khi các cơn gò tử cung đang diễn ra sẽ mang lại hiệu của cao nhất. Sự kết hợp giữa lực của các cơn gò và lực rặn của sản phụ sẽ giúp em bé ra đời nhanh chóng và tự nhiên.
  • Khi ở thì nghỉ, mẹ nên tranh thủ thư giãn, hít vào thở ra đều đặn, nhẹ nhàng lấy lại sức chuẩn bị cho các cơn gò tiếp theo. Không nên lo lắng kéo dài hay rặn trong thì nghỉ, vì sẽ làm bạn mất sức mà không hiệu quả.

 

Những lưu ý trong quá trình sinh thường

Đối với người lần đầu mang thai, quá trình rặn sinh sẽ kéo dài từ 30 đến 40 phút. Còn ở người sinh con từ lần 2 trở đi, quá trình này có theere ngắn hơn, thường từ 20-30 phút.

Trước khi đi sinh, thai phụ nên tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên căng thẳng hay lo lắng. Bởi mọi diễn biến đều có bác sĩ hỗ trợ chúng ta.

Nếu sinh lần đầu, tầng sinh môn khá chắc nên phần lớn các sĩ phải cắt tầng sinh môn để giúp đường ra của bé được rộng và dễ dàng hơn, hạn chế các sang chấn ở đầu em bé. Ngoài ra, cắt tầng sinh môn giúp tránh trường hợp tầng sinh môn rách tự do dẫn đến mất thấm mỹ, có nguy cơ ảnh hưởng đến hậu môn.

Những cơn đau kéo dài sẽ khiến các mẹ bầu lo lắng và trở thành nỗi ám ảnh, vì thế các sản phụ nên biết cách rặn sinh để rút ngắn thời gian chuyển dạ, giảm đau đơn. Nếu được hướng dẫn rặn đúng cách, em bé chào đời nhanh và hồi phục sau sinh cũng nhanh chóng hơn.

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn