Khắc phục hiện tượng bà bầu bị tê chân không tốn một đồng tiền thuốc

Rất nhiều bà bầu bị tê chân khi mang thai đặc biệt vào 3 tháng cuối hay tháng gần sinh. Đây không phải vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe nhưng chúng ảnh hưởng lớn đến chế độ sinh hoạt

Vì một số lý do mà bà bầu hay bị tê chân tay, có những người sẽ thấy cảm giác này qua nhanh. Nhưng cũng có những người phải “khốn khổ” vì chúng. Thế nên, bài viết này sẽ giúp các mẹ thoát khỏi tình trạng tê bì chân tay.

Bà bầu bị tê chân là do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tắc nghẽn mạch máu ở rãnh tay, chân khiến cho máu không được lưu thông. Khi chân tay bị dồn nén quá mức trong thai kỳ sẽ dẫn đến hiện tượng này.

1. Tê chân do tăng cân khi mang thai

Khi mang thai, phụ nữ thường tăng cân nhanh chóng và đột ngột, khiến các mạch máu ở xung quanh chân bị chèn ép nặng nề dẫn đến hiện tượng tê mỏi. Đặc biệt, ở tháng cuối thai kỳ khi trọng lượng thai nhi tăng và nặng, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn.

2. Ít vận động

Nhiều thai phụ hay nghỉ rằng cần nghỉ ngơi và không vận động. Thế nhưng, lười vận động ở phụ nữ mang thai sẽ dễ bị tê bì chân tay hơn.

Bà bầu nên vận động nhẹ nhàng khi mang thai để máu lưu thông, đến lúc lâm bồn sẽ dễ dàng hơn do khung xương chậu được nở rộng. Do đó, mẹ bầu nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhẹ nhàng, tập các bài tập yoga

3. Bà bầu bị tê chân do thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ mang thai sẽ có hormone Relaxin có tác dụng làm mềm khung xương chậu và khớp để việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng cũng khiến thai nhi dễ chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đến tê buồn và đau nhức chân tay, các vùng lân cận.

Bên cạnh đó, các hormone trong thời kỳ mang thai cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay khiến bàn tay và cánh tay tê bì. Lượng máu trong cơ thể khi mang thai tăng lên khiến cho các dây thần kinh chịu áp lực lớn dẫn đến tê mỏi.

4. Bà bầu bị tê chân do thiếu vitamin và thiếu chất

Trong việc ăn uống hàng ngày, bà bầu không chỉ duy trì chế độ ăn uống khoa học mà còn cần quan tâm đến dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, axit folic, magie, vitamim B1, B2.. Nếu cơ thể bị thiếu những khoáng chát này sẽ làm suy giảm đề kháng, giảm tình trạng máu lưu thông kém và nhức mỏi.

Cách khắc phục tình trạng tê chân ở bà bầu

1. Vận động vừa phải

Phương pháp hữu ích cho các thai phụ không bị tê chân đó chính là tăng cường vận động. Việc vận động không chỉ giúp lưu thông khí huyết, giảm cứng khớp mà còn tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể. Đồng thời, giúp ích cho việc sinh sản về sau.

2. Massage chân

Đây cũng là phương pháp bổ ích để mẹ bầu giảm tình trạng tê chân. Mỗi ngày, dành ra 30 phút trước khi ngủ để ngâm chân với nước ấm cùng tác động tác massage nhẹ nhàng. Việc làm này giúp tinh thần thư thái, khí huyết được lưu thông, từ đó giấc ngủ được ngon và trọn vẹn hơn.

3. Thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm

Nằm hoặc ngồi liên tục một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến mẹ bầu tắc nghẽn mạch máu dẫn đến chân tay tê bì. Do đó, bạn nên áp dụng biện pháp thay đổi chỗ ngồi, tư thế nằm để máu được lưu thông hơn.

4. Dùng gối ôm khi ngủ

Đi ngủ dùng gối ôm sẽ giúp cơ thể được thoải mái, mạch máu sẽ được lưu thông. Đặc biệt, dùng gối ôm sẽ giúp cho 2 chân không đè trực tiếp lên nhau gây ra tình trạng tê mỏi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất để cơ thể mẹ phát triển toàn diện, khỏe mạnh.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.