Khám phá quá trình sản xuất sữa của cơ thể Mẹ

Để có sữa để nuôi dưỡng em bé thì ngay từ khi mang thai các tuyến sữa của mẹ đã hoạt động để hình thành nên nhà máy sản xuất sữa tự nhiên này.

Cơ chế sản xuất sữa mẹ

Các tuyến vú tham gia vào quá trình sản xuất sữa mẹ được chia thành các nhóm và đảm nhận những vai trò khác nhau.


Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.​

– Một số tuyến sẽ phụ trách sản xuất ra sữa. Chúng là các cụm túi nhỏ nằm xung quanh vú, được các bắp thịt bao quanh đẩy sữa vào ống dẫn sữa.

– Một số tuyến hình thành ống dẫn sữa. Các ống này tiếp sữa từ các tuyến sữa và đưa sữa ra ngoài. Mỗi vú có chừng 9 ống và chúng thường tăng kích thước ngay từ khi mẹ mang thai. Đầu ra của ống sữa tập trung ở đầu ti.

Thời điểm tốt nhất nên bắt đầu cho bé bú

Lời khuyên đúng là mẹ nên cho bé bú ngay sau khi bé chào đời để tận dụng được nguồn sữa non. Sữa non chỉ tồn tại trong khoảng ba ngày, giàu dinh dưỡng, vitamin và một số chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Sau ba ngày thì sữa mẹ sẽ xuống và thành phần dinh dưỡng không còn đặc biệt như vậy nữa.


Nên cho bé bú ngay khi sinh để tận dụng nguồn sữa non.​

Thay đổi xảy ra khi bé bắt đầu bú mẹ

Khi bé bú sữa sẽ tạo ra các kích thích trong cơ thể mẹ khiến cho các hormone thúc đẩy việc tiết sữa được tăng lên. Do đó, bé càng bú, lượng sữa mẹ tiết ra càng nhiều. Nếu mẹ thấy căng tức ngực thì việc cho bé bú thường xuyên có thể giảm đi hiện tượng này do lượng sữa nằm trong các ống sữa đã được hút ra.

Ngoài ra oxytocin là hormone được giải phóng để kích thích tuyến sữa cũng sẽ khiến cho cổ tử cung co hẹp lại như ban đầu. Vì vậy, mẹ sẽ thấy nhói ở bụng vì các cơn co thắt.

Cách để mẹ luôn đủ sữa cho con bú

Để có đủ sữa cho con bú cách duy nhất các mẹ có thể làm là cho bé bú thường xuyên sau khi đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Có mối liên hệ mật thiết giữa lượng sữa và số lần cho con bú. Khi trẻ bú các kích thích được tạo ra để cơ thể mẹ sản xuất đủ lượng sữa cần thiết.

Một loại protein đặc biệt trong trong sữa mẹ là feedback inhibitor of lactation (FIL) quyết định lượng sữa có trong mỗi vú của mẹ. Lượng FIL thấp kích thích tốt hơn việc tái sản xuất sữa mẹ, do đó mẹ nên cho con bú cạn từng bên vú rồi mới đổi để tận dụng cơ chế này.

Lượng FIL riêng biệt ở hai bầu sữa. Do đó mẹ có thể bị tắc sữa chỉ ở một bên và vẫn duy trì được nguồn sữa cho con ở bên còn lại.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?