Khi nào cần bổ sung cholesterol và nên bổ sung bằng cách nào?

Nồng độ cholesterol cao gây nhiều bệnh lý và biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Nhưng cholesterol thấp cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cùng bau.vn tìm hiểu khi nào cơ thể cần bổ sung cholesterol và cách bổ sung nhé.

Khi nào cần bổ sung cholesterol?

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa có thước đo mức độ cholesterol trong máu bao nhiêu là thấp bởi nó còn phụ thuộc vào các yếu tố tuổi tác, giới tính, điều kiện sức khỏe.

Vậy làm sao để biết khi nào bạn cần phải bổ sung cholesterol?

Theo ý kiến của các bác sĩ nếu như nồng độ HDL cholesterol thấp hơn 40 mg/deciliter (1.0 mmol/L) máu hoặc LDL cholesterol chiếm đa số trong số cholesterol toàn phần thì bạn có thể bắt đầu bổ sung HDL cholesterol.

Bạn nên biết rằng 2 loại cholesterol là cholesterol tốt và cholesterol xấu. Bởi vậy, khi bổ sung cholesterol thì bạn phải lưu ý cân bằng giữa 2 loại cholesterol này. Bổ sung quá nhiều cholesterol xấu sẽ tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều đó sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Song song với đó, bổ sung thêm HDL cholesterol nên được ưu tiên theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là một số đối tượng dễ mắc phải tình trạng cholesterol thấp:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh về gan, suy dinh dưỡng hoặc khả năng hấp thu kém.

  • Mắc bệnh bạch cầu.

  • Bệnh nhân suy thượng thận.

  • Bệnh nhân suy giáp hoặc cường giáp.

  • Chế độ ăn uống ít Mangan hoặc thiếu chất béo.

Cách bổ sung cholesterol

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào giúp tăng nồng độ cholesterol toàn phần. Bạn có thể sử dụng Statin để tăng HDL cholesterol tuy nhiên nó có thể gây râ những tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể.

Bởi vậy, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là cách bổ sung cholesterol được ưu tiên nhất.

Bổ sung cholesterol qua thực phẩm

  • Ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, gạo lứt, yến mạch,… là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào đồng thời làm giảm mức cholesterol. Những người cần bổ sung cholestero nên dùng thêm ít nhất 2 phần ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống mỗi ngày.
  • Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ,…giàu omega-3 sẽ có công dụng làm tăng mức HDL cholesterol. Nếu muốn nồng độ cholesterol tăng, bạn nên bổ sung ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần.
  • Quả bơ là nguồn cung cấp vitamin B9 (chất béo không bão hòa đơn cao) rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời thêm bơ vào chế độ ăn cũng làm tăng mức HDL cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.
  • Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy uống rượu vang đỏ với mức độ phù hợp có tác dụng làm tăng cholesterol tốt đồng thời làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Bạn nên uống khoảng 1 – 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày.
  • Hạt chia có chứa rất nhiều chất xơ và chất béo omega-3. Thường xuyên thêm hạt chia trong chế độ dinh dưỡng sẽ làm tăng cholesterol HDL nói riêng và tăng mức độ cholesterol nói chung, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu hụt cholesterol.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Duy trì các hoạt động thể dục thể thao là cách tốt nhất để giảm nồng độ LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol tốt cho sức khỏe đồng thời ngăn ngừa các vấn đề tim mạch liên quan. Lựa chọn một môn thể thao ưa thích, duy trì luyện tập 20 – 30 mỗi buổi tập và 5 buổi tập mỗi tuần sẽ giúp cơ thể điều hòa cholesterol tốt.

Nguồn : bau.vn