Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân về sức khỏe, nên trong một số trường hợp bé sẽ không thể hưởng được toàn diện thành phần dinh dưỡng tuyệt với này.
Tầm quan trọng của việc cho bé bú sữa mẹ
Một số trẻ do sinh thiếu tháng hoặc thể chất quá mẫn cảm, nên không có hứng thú và khó thích nghi với những thức ăn dặm, chỉ có thể đơn thuần dựa vào dòng sữa mẹ cho đến 1 – 2 tuổi. Sữa mẹ không chỉ nuôi dưỡng thể chất, mà còn là nguồn thức ăn tinh thần đối với trẻ. Sau khi bú mẹ vài phút, cơ thể nhỏ nhắn của bé sẽ hoàn toàn thả lỏng, khuôn mặt bầu bĩnh đỏ hồng lộ ra thần thái rất vui vẻ và thích thú. Một vài va chạm làm bé đau, nhưng chỉ cần được bú sữa mẹ một lúc là cơn đau có thể được xoa dịu và khỏi hẳn. Một số bé “hưng phấn quá độ” cũng trở nên yên tĩnh hơn khi ngậm bầu sữa mẹ. Qua đó mới thấy, việc được bú sữa mẹ ảnh hưởng rất lớn đến mặt tinh thần của trẻ nhỏ.
Các nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra, rất nhiều trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn tỏ ra nhút nhát và “bám người”. Nguyên nhân đa phần là do trẻ được đưa vào môi trường đòi hỏi năng lực độc lập quá sớm. Chỉ khi trẻ tin rằng, dù xảy ra tình huống mà bản thân không nắm bắt được, nhưng mẹ vẫn luôn ở bên cạnh động viên, nâng đỡ, thì trẻ mới có thể phát triển được năng lực độc lập thật sự.
Bất luận là kinh nghiệm hay trải nghiệm đều cho chúng ta biết rằng, cách tốt nhất để giúp trẻ trưởng thành và tự lập chính là đáp ứng được nhu cầu “ỷ lại” khi trẻ còn nhỏ. Rõ ràng, so với việc “nhét” cho trẻ một bình sữa hay cái ti giả, thì hình ảnh mẹ bế bé vào lòng cho bú mới thật sự thỏa mãn “tâm lý ỷ lại” của trẻ một cách hoàn toàn và sâu sắc nhất.
Những trường hợp không nên cho bé bú sữa mẹ
( Đây là triệu chứng tổng hợp lâm sàng mang tính nhiễm độc tố khi thành phần đường Galactose tăng cao. Bất cứ sự khiếm khuyết bẩm sinh của một loại Enzym nào trong số ba loại Enzym tương ứng có trong quá trình trao đổi chất đường Galactose, đều có thể dẫn đến chứng bệnh Galactosemia. Trẻ mắc bệnh này khi bú sữa mẹ hoặc sữa bò có chứa đường Galactose sẽ dẫn đến việc trao đổi chất khác thường, cơ thể tích tụ đường Galactose và Galactose-1-phosphate, gây ra các bệnh về hệ thống thần kinh, trí lực bị tổn hại. Đồng thời, có trẻ còn gặp các nguy cơ bệnh tật khác về gan, thận v.v… Theo lâm sàng, bệnh Galactosemia cấp tính sẽ khiến trẻ có những triệu chứng như bỏ bú, nôn, khó thở, tiêu chảy, thể trọng không tăng, gan to, chướng bụng, đường huyết thấp… Tuy ở mức độ nhẹ nhưng theo sự lớn dần có thể xuất hiện trở ngại về mặt phát âm, trí lực kèm theo gan xơ hóa.
Maple syrup urine disease – MSUD): Là một quá trình chuyển hóa rối loạn di truyền từ gia đình, do một khiếm khuyết gen. Người có tình trạng này không thể phá vỡ các acid amin leucine, isoleucine và valine. Điều này dẫn đến sự tích tụ của các chất hóa học trong máu. Nước tiểu ở những người có tình trạng này có thể ngửi thấy như xi-rô trái cây. Trẻ mắc bệnh này thường bị tổn thương thần kinh trung khu, biểu hiện lâm sàng có thể gồm co giật cơ, đường huyết thấp, chuỗi amino acid và keto acid tương ứng tăng lên, nước tiểu và mùi mồ hôi có mùi đặc biệt. Trẻ sẽ không thích hợp bú sữa mẹ và cả các loại sữa thông thường. Tốt nhất, cần phải được chỉ dẫn của bác sĩ để lựa chọn loại sữa riêng biệt có thành phần chuỗi amino acid thấp.
* Mẹ mắc bệnh mãn tính: Khi mẹ mắc một trong những bệnh như động kinh, cường giáp, các khối u… và thường phải điều trị lâu dài, các loại thuốc uống có thể đi vào sữa mẹ, khiến bé bú sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng.
* Mẹ mắc bệnh lây nhiễm cấp tính do độc hoặc nhiễm khuẩn: Khi mắc các bệnh này do độc hoặc nhiễm khuẩn, mẹ cũng không nên cho bé. Một mặt, vi khuẩn hay độc bệnh sẽ đi vào sữa. Mặt khác, do cơ thể mẹ đang trong tình trạng dễ lây nhiễm, nếu tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với con sẽ tăng nguy cơ lây bệnh cho trẻ.
* Khi mẹ mắc bệnh tim nghiêm trọng: Những người bị suy giảm chức năng tim không nên cho con bú sữa mẹ. Khi bé bú, sẽ khiến chức năng tim người mẹ tăng thêm ác tính, nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Song Thương – Tạp Chí Bầu/ Theo SKDS
Nguồn : bau.vn