Có nhiều trường hợp trẻ gặp người lạ sau đó bỗng dưng khóc to không rõ nguyên nhân, mặc dù cho bố mẹ hết sức dỗ dành. Những lần sau đó cũng tương tự, cứ gặp người đó là trẻ lại òa khóc dù người đó không có hành động gì dọa dẫm, làm tổn thương đến bé. Dân gian truyền miệng đó là hiện tượng trẻ phải vía, gặp người vía xấu hoặc nặng vía. Vậy thực hư hiện tượng này ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Trẻ phải vía là gì?
1. Trẻ phải vía theo góc nhìn dân gian
Theo dân gian, trẻ sơ sinh đang ngoan ngoãn bỗng dưng òa khóc liên tục, dỗ mãi không nín mà không do nguyên nhân gì, sau khi đổi nơi ở, có người lạ bế… được gọi là hiện tượng “nặng vía” hoặc “phải vía”. Cụ thể, trẻ “nặng vía” vì gặp phải vía xấu, năng lượng xấu khiến bé khó chịu và khóc nhiều.
2. Trẻ phải vía theo khoa học
Ở góc nhìn này, thì nặng vía được giải thích do sức đề kháng của trẻ khá yếu ớt. Vì thế, năng lượng cơ thể dễ bị các năng lượng xấu, khí xấu xâm nhập khiến bé khó chịu, bất an và khóc ngặt về đêm. Ngoài ra, cũng có thể do người lạ ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng. Do đó, bé khóc, không chịu chơi, không chịu ngủ và bỏ bú… Riêng bác sĩ thì cho rằng trẻ quấy khóc là do đề kháng yếu, tiếp xúc với người lạ, môi trường lạ sẽ không quen, dễ bị nhiễm vi khuẩn… gây ra tình trạng mệt mỏi.
Nguyên nhân trẻ khóc do “nặng vía”
1. Theo dân gian
Theo dân gian, trẻ khóc như trên la do gặp phải vía xấu, năng lượng xấu khiến trẻ khó chịu và khóc. Vía xấu, năng lượng xấu sẽ đến từ những người mà trẻ gặp hàng ngày. Theo dân gian, có 2 trường hợp phải vía:
- Trẻ sơ sinh phải vía khi đi tiêm: Khi bế trẻ đi tiêm thì bị ma trêu chọc khiến bé quấy khóc.
- Trẻ sơ sinh gặp người vía nặng: Là khi trẻ được người vía nặng bế, cưng nựng hoặc đơn giản là tiếp xúc gần cũng có thể khiến bé sỡ hãi, giật mình và òa khóc…
2. Theo cơ sở khoa học
Thời kỳ nhận biết của trẻ
Một số em bé sẽ gặp phải thời kỳ nhận biết khi phát triển, đặc biệt là khi trẻ 5-6 tháng tuổi, biểu hiện rõ ràng như bé lo lắng, hồi hộp, bất an khi nhìn thấy một người không quen. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thay đổi dần khi trẻ lớn lên, hoàn toàn không phải là trẻ khóc khi gặp người nặng vía như dân gian.
Người đó có những thói quen xấu
Mọi người không chú ý đến thói quen vệ sinh các nhân, hút thuốc, người toàn mùi rượu bia… sẽ khiến trẻ không thích và không muốn đến gần. Hơn nữa, hầu hết trẻ em đều lớn lên dưới sự bảo bọc của cha mẹ, đặc biệt là trẻ luôn được giữ sạch sẽ, ngăn nắp. Môi trường lạ hay mùi lạ từ người đó tỏa ra khiến trẻ khó chịu nên sẽ bật khóc.
Ngoài ra cũng có thể do người đó có vật gì đó trên người như mái tóc kỳ lạ, cài áo có hình kinh dị… khiến trẻ sợ và bật khóc.
Cách giải vía theo dân gian
Bạn có thể giải vía cho trẻ bằng cách 1 người bế trẻ, 1 người cầm tờ giấy đang cháy và đi xung quanh bé. Bài khấn đốt vía cho trẻ sơ sinh là “ba hồn bảy vía, bảy vía ba hồn, vía lành thì ở, vía dữ thì đi”, làm như thế sẽ xua đuổi được vía dữ, ma khi trêu chọc bé. Từ đó, bé sẽ ngoan ngoãn và trở lại trạng thái bình thường.
Ngoài ra, nếu để trẻ sơ sinh không bị phải vía, ma trêu trọc bạn cần phải đánh dấu cho bé bằng cách lấy chút son đỏ hoặc nhọ nồi quệt lên trán của trẻ. Có người dùng tỏi để bên cạnh con để trẻ được bình an, đêm về không quấy khóc, vì dân gian cho rằng tỏi có thể đuổi tà ma.
Đồng thời, mẹ hãy ôm ấp, vỗ về bé để trẻ thấy an tâm, không còn sợ hãi. Mẹ cũng có thể vuốt ve lòng bàn chân bé vì đây là nơi có chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Cho trẻ bú cũng là cách để trẻ trấn tĩnh và dần chìm vào giấc ngủ.
Hiện tượng trẻ phải vía và đốt vía chỉ là quan niệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh. Khi thấy trẻ khóc bất thường, bạn hãy kiểm tra cơ thể cho trẻ xem có gặp vấn đề gì bất thường như bé đói, ướt tã, ngứa, côn trùng bò… Nếu cảm thấy bất an, mẹ có thể áp dụng mẹo trên nhưng không nên tin tưởng tuyệt đối.
Nguồn : bau.vn