Không cho trẻ F0 xông hơi, hãy làm theo điều này giúp con nhanh khỏi, không biến chứng

Theo cảnh báo của các bác sĩ, việc xông hơi cho trẻ nhỏ cực kỳ nguy hiểm, không nên thực hiện tại nhà. Do đó, trẻ F0 nên làm những điều này giúp nhanh chóng khỏi bệnh, không lo "hậu Covid-19".

Hiện tại, nhiều trẻ F0 điều trị tại nhà được cha mẹ cho xông hơi bằng các nguyên liệu như chanh, sả, gừng để tình trạng bệnh thuyên giảm. Thế nhưng, bác sĩ khoa Nhi khuyên bạn chỉ cần làm 1 điều này, trẻ sẽ nhanh khỏi và an toàn cho sức khỏe.

Cho trẻ F0 xông hơi là vô cùng nguy hiểm

Việc cho trẻ xông khi bị Covid-19 rất nguy hiểm, vì có thể khiến trẻ gặp những rủi ro sức khỏe khó lường. Vô tình, cha mẹ biến trẻ đang từ bệnh nhẹ thành bệnh nặng, tình trạng càng khó hồi phục hơn.

Bên cạnh đó, những nguy cơ trẻ có thể gặp phải khi xông hơi như:

Nguy cơ bỏng nặng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có làn da non nớt, mong manh hơn người lớn rất nhiều. Vì thế, nếu xông hơi trước một nồi nước lớn đang sôi như vậy thì da của người lớn cũng dễ bị bỏng chứ không nói gì đến trẻ con, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Hậu quả có thể làm con bị bỏng, thậm chí dẫn tới bỏng nặng. Nhất là việc hơ mặt con nhỏ trước nồi xông sôi sùng sục trong toàn bộ thời gian xông thì nguy cơ đó chắc chắn sẽ xảy ra.

Trẻ bị mất nước, mất điện giải

Việc xông hơi thường sẽ khiến cơ thể mất nước khá nhiều. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, cho trẻ xông với nồi nước sôi sùng sục chính là đang tự gây nguy hiểm cho con.

Tổn thương niêm mạc đường hô hấp

Việc hít thở luồng khí nóng thường xuyên, liên tục trong một thời gian nhất định vô cùng quá sức đối với trẻ nhỏ. Việc để hơi nóng xông thẳng vào mũi sẽ khiến niêm mạc đường hô hấp của con bị khô, mỏng, ngày càng yếu hơn, dễ kích ứng, dẫn đến chảy máu mũi…

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, không lo biến chứng

Trong quá trình chăm sóc trẻ F0 tại nhà, có 5 điều cha mẹ không nên làm:

  • Không được tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho cho con.
  • Không được lạm dụng các loại vitamin, kể cả vitamin C hay multivitamin.
  • Không tự ý cho con dùng kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng virus..
  • Không dùng các đơn thuốc được chia sẻ trên mạng.
  • Không chia sẻ đơn thuốc của trẻ cho người khác.

Về chất độ dinh dưỡng cho trẻ 

  • Đảm bảo cho con uống đủ nước mỗi ngày, cụ thể: Trẻ từ 0-6 tháng cần bú mẹ hoàn toàn; trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần 800ml nước/sữa; Trẻ từ 1-3 tuổi cần 900ml; trẻ từ 4-8 tuổi cần 1.200ml; 9-13 tuổi cần 1.60-1.800ml; trẻ từ 14-18 tuổi cần 1.800-2.600ml.
  • Cha mẹ hãy cho con ăn đủ chất, tăng cường ăn trái cây, uống nước hoa quả… không được bỏ bữa.
  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu đang bú sữa mẹ thì cần tiếp tục bú kể cả mẹ đang là F0.

Vệ sinh cho trẻ 

  • Cha mẹ không kiêng nước, cha mẹ cần vệ sinh, tắm rữa sạch sẽ cho con.
  • Chú ý vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn hoặc cồn.
  • Nếu trẻ bị chảy nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh thì cần vệ sinh mũi, nên dùng khăn mềm lau sạch là được.

Cách hạ sốt cho trẻ khi sốt trên 38.5 độ

  • Chườm hạ sốt bằng khăn ấm.
  • Uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol với liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.
  • Bù nước bằng nước ép, nước lọc ấm, điện giải…
  • Sau hai lần dùng thuốc hạ sốt mà không đỡ, cha mẹ cần báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để được xử lý.

Những đồ cần thiết cho trẻ điều trị Covid-19 

  • Khẩu trang.
  • Nước muối sinh lý.
  • Nước sát khuẩn.
  • Nhiệt kế.
  • Thuốc hạ sốt dạng uống, đặt hậu môn, Oresol, thuốc ho, vitamin tổng hợp.
  • Máy đo SpO2 cầm tay.

Khi có các biểu hiện bất thường, bạn nên liên hệ với các đơn vị quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để tránh những điều đáng tiếc.

Nguồn : bau.vn

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?