Không muốn bị sa thải, hãy loại bỏ 8 thói quen này

Sự suy thoái của xã hội hiện tại chắc chắn sẽ sa thải những người không chịu tiến lên. Vậy làm sao để không bị sa thải? Rất đơn giản, miễn là bạn không có 8 thói quen dưới đây.

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất, đó là việc người sử dụng lao động sử dụng quyền quản lý của mình, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, buộc người lao động phải nghỉ công việc không phụ thuộc và hiệu lực của hợp đồng lao động. Nếu thấy mình “có 8 biểu hiện” dưới đây thì hãy loại bỏ ngay!

1. Bạn không chịu học hỏi sẽ sớm bị sa thải

Khoảng cách giữa người với người nằm ở cách họ vận dụng thời gian ngoài 8 tiếng làm việc hành chính. Người rảnh rỗi sẽ không thể thành công, người trân trọng từng phút giây mới có thể thành công. 8 tiếng đồng hồ quyết định hiện tại, ngoài 8 tiếng ấy ra là khoảng thời gian quyết định tương lai. Tư duy ra sao, tương lai như vậy. Có học hỏi, mới có quyền lựa chọn, không có tri thức sao có thường thức.
Không phải xã hội phát triển quá nhanh, mà là tư duy phản ứng của chúng ta quá chậm! vì sao lại chậm, vì chúng ta không chịu học hỏi, bỏ qua kiến thức. Đời người có hai nỗi bi thương: một là sau khi kết hôn không còn yêu đương nữa, hai là sau khi tốt nghiệp không học hành nữa.

2. Phản ứng chậm với những điều mới mẻ

Sự ra đời của bất kỳ điều gì mới mẻ đều có mối liên hệ với những cơ hội kinh doanh khổng lồ. Vậy nhưng, sự ra đời của chúng cũng luôn đến một cách lặng lẽ trong sự phản đối, nghi ngờ và từ chối. Cái mới của thế kỷ 21 phải liên quan đến xu hướng, và xu hướng không phải được nhìn thấy bằng mắt mà phải được đánh giá bằng mắt. Ai đón đầu xu hướng người đó sẽ đón đầu tương lai. Nếu không học không đọc, bạn sẽ coi những suy luận là kết luận, chỉ biết sử dụng những gì bạn biết để đánh giá tương lai, để rồi nhắm mắt làm ngơ trước những điều mới và cuối cùng bị xã hội sa thải.

3. Đơn độc chiến đấu, chỉ biết dựa vào năng lực cá nhân sẽ sớm bị sa thải

Thế kỉ 21 là thời đại mà các anh hùng thoái vị để đoàn đội lên ngôi, lập nhóm giành thiên hạ đã là xu thế, ai có đoàn đội giỏi, người đó có thị trường. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm thì bạn không sớm thì muộn sẽ bị sa thải.

4. Mong manh dễ vỡ, dễ chịu tổn thương

Sự việc xảy ra lớn hay nhỏ không quan trọng, quan trọng là suy nghĩ của bạn. Bản thân câu chuyện vốn không làm tổn thương người, nhưng suy nghĩ của chính bạn sẽ làm tổn thương bạn. Chắc hẳn tất cả chúng ta đều luôn muốn suy nghĩ thấu đáo và cẩn thận với những câu chữ mà ta chọn, thế nhưng những ngôn ngữ phân biệt khiến người đối diện lại khá dồi dào trong kho tàng từ vựng chung.

5. Kỹ năng đơn nhất, không có sở trường

Ổn định, lặp đi lặp lại một quy trình thao tác công việc mỗi ngày, chỉ biết mỗi một thao tác mà không biết làm cái gì khác ngoài quy trình ấy, đây là điều rất rất nguy hiểm. Không có nguy cơ, chính là nguy cơ lớn nhất, hài lòng với hiện trạng là cái hố sâu nhất. Sống ở đời, phải biết cách chủ động tạo ra cho mình một đường lui, đừng đợi tới khi thất thế rồi mới bắt đầu cuống cuồng lên đi tìm đường ra. Cùng với động cơ hoạt động là tinh thần trách nhiệm trong công việc, trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với đơn vị mình công tác, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, trách nhiệm với quê hương, đất nước.

6. Tính toán so đo lợi ích trước mắt, tầm nhìn hạn hẹp

Nếu bạn quá quan tâm tới lợi ích trước mắt, bạn sẽ đánh mất tương lai, nếu bạn quan tâm đến những khoản tiền nhỏ, bạn sẽ mất những khoản tiền lớn. Vụ đầu tư tốt nhất và ít rủi ro nhất trên thế giới là đầu tư vào học tập. Học tập có thể khiến mọi người có tầm nhìn xa và học tập là để nắm bắt được xu hướng tương lai. “Nghĩ nhỏ” như thế không những gây hại cho mình, cho người, cho đời mà còn dễ bị kẻ khác lợi dụng. Mọi thua thiệt mình lãnh đủ.

7. EQ thấp

Rất nhiều người lật mặt thậm chí còn nhanh hơn cả lật sách. Cổ nhân nói: “Nhỏ không nhịn ắt loạn đại sự”. Nóng giận kéo đến, phúc khi sẽ đi. IQ cao có thể tìm được một công việc tốt, EQ cao sẽ có được tương lai, còn AQ (chỉ số vượt khó, nghịch cảnh) cao giúp khắc phục nghịch cảnh, vượt lên chính mình. Trên thế giới có 80% người không nên được việc lớn vì gặp khó khăn là trốn tránh. Có 15% người thành công vì gặp khó khăn và kiên cường khắc phục. Trong khi chỉ có 5% người thắp đèn lên đi tìm khó khăn, kiểu người như này đều trở thành những nhân vật hàng đầu.

8. Quan niệm lạc hậu, bảo thủ sẽ làm bạn sớm sa thải khỏi công việc

Nhiều người có trong mình một phong cách bảo thủ không cần lý lẽ. Điều này khiến cho họ trở nên dễ nóng nảy và hay cãi cùn trong các cuộc tranh luận. Họ từ chối lắng nghe và khăng khăng cho rằng những gì họ đã cho là đúng thì luôn đúng đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều sai hết. Chính vì vậy mà người bảo thủ thường khó tiến xa hơn trong cuộc sống. Nhiều người cho rằng, nếu muốn biết là việc bảo thủ sai hay đúng chúng ta cần phải đặt trong một vài trường hợp cụ thể mới có thể quyết định được. Người bảo thủ đúng sẽ đúng khi lý tưởng họ theo đuổi hợp lẽ phải, hợp hoàn cảnh.

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn