“Khung giờ vàng” để trẻ đi ngủ buổi tối, khỏe mạnh vượt trội

Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng phần lớn đến sức khỏe, phát triển trí tuệ của trẻ. Do đó, thời gian trẻ đi ngủ rất quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.

“Khung giờ vàng” trẻ đi ngủ sẽ sáng hôm sau tinh thần khỏe mạnh hơn, tốt cho trí thông minh của trẻ. Do đó, cha mẹ cần nắm bắt thời gian thích hợp để cho trẻ đi ngủ.

1. Trẻ nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Sự phát triển của trẻ không thể tách tời khỏi sự bài tiết hormone tăng tưởng, hormone tăng trưởng bài tiết càng nhiều thì trẻ càng nhanh lớn hơn. Tuy nhiên, hormone tăng trưởng được bài tiết ở mỗi thời điểm là khác nhau, đặc biệt được bài tiết dồi dào nhất là lúc trẻ ở trạng thái ngủ.

Thời gian bài tiết hormone tăng trưởng dồi dào nhất nằm ở 2 thời điểm, đó là lúc 10 giờ tối và lúc 6 giờ sáng. Trong khoảng 2 thời gian này, nếu trẻ được ngủ sâu giấc thì sự phát triển của trẻ càng tốt, như vậy liệu cho trẻ ngủ lúc 10 giờ tối là tốt nhất? Trong thực thế không phải vậy, lúc 10 giờ là khoảng thời gian đảm bảo trẻ nhất định đang ngủ ở trạng thái sâu, do đó trẻ phải đi ngủ từ lúc 9 giờ tối và chỉ khi bắt đầu ngủ lúc 9 giờ thì giấc ngủ của trẻ mới có thể ngủ sâu vào lúc 10 giờ. Trẻ đi ngủ vào khoảng thời gian này sẽ phát triển thể chất và thông minh hơn so với những trẻ thường xuyên thức khuya.

2. Mẹ nên làm gì để trẻ đi ngủ có giấc ngủ ngon?

Không gian phòng ngủ

Phòng ngủ của bé phải có không gian thông thoáng, mát mẻ và tốt nhất là có rèm cửa che ánh sáng khi cần thiết. Trong những năm đầu đời, thời gian ngủ ban ngày của trẻ rất nhiều, vì vậy không gian ngủ có ánh sáng thường xuyên chiếu vào phòng sẽ gây khó ngủ, thậm chí gây hại cho mắt bé. Không gian trong phòng cần sạch sẽ, thơm tho, giường của bé nằm phải giữ sạch sẽ tối đa và tránh để những vật cứng gây nguy hiểm cho trẻ gần đó.

Âm thanh khi trẻ đi ngủ

Trẻ em rất nhạy cảm với tiếng động vì thế, nên đảm bảo âm thanh phòng ngủ của trẻ phải thật tĩnh lặng để trẻ ngủ được sâu giấc hơn. Đồng thời, bạn cần giảm tối thiểu các yếu tố kích thích lên hệ thần kinh của trẻ, trong đó tiếng ồn cũng là một yếu tố cần loại bỏ ngay từ đầu. Cha mẹ không nên xem tivi và dùng máy vi tính, phát ra tiếng ồn ở gần nơi bé ngủ.

Tập giờ ngủ cho trẻ

Đây là việc làm khá gian nan và vô cùng khó khăn khiến nhiều mẹ đầu hàng. Việc tập cho trẻ ngủ đúng giờ vừa phát triển trí não cho trẻ, đảm bảo sức khỏe, tạo nếp sinh hoạt lành mạnh về sau vừa giúp mẹ chủ động thời gian. Hãy thiết lập những tín hiệu đặc trưng cho việc đi ngủ để trẻ hình thành thói quen nhận biết, ví dụ để phòng tối, có tiếng nhạc du dương, vỗ nhẹ vào lưng bé, bé đòi chơi bạn cứ im lặng giả bộ, …lặp đi lặp lại như vậy bé sẽ hình thành phản xạ ngủ đúng giờ khi thấy các tín hiệu này.

Dạy trẻ độc lập khi ngủ

Tuyệt đối không ôm ấp con khi ngủ vì có thể làm cản trở hô hấp của trẻ. Nhiều cha mẹ nghĩ ôm để con an tâm ngủ ngon, tuy nhiên điều này rất phản khoa học, thậm chí lây bệnh qua đường thở. Hơn nữa, nếu bạn ôm ấp trẻ ngủ trong 3 tháng đầu thì sẽ hình thành thói quen ngủ của bé, sau này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào điều đó. Khi không được ôm nữa, bé không ngủ ngon và rất dễ giật mình tỉnh giấc.

 

Nguồn : bau.vn