“Kinh hoàng” vì được mẹ chồng chăm quá mức khi ở cữ

Mẹ chồng tôi thì bảo, cố gắng ăn uống như vậy thêm 1 tháng nữa thì bà sẽ yên tâm về quê. Nghĩ tới 1 tháng nữa bị mẹ chồng ép ăn như vậy, tôi rùng mình vì sợ. Tôi khổ sở quá các chị ơi
ong cuộc sống gia đình, tôi nhận thấy có nhiều vấn đề khiến mọi người nảy sinh mâu thuẫn với nhau và đúng là không chuyện nào giống chuyện nào. Tìm lại những câu chuyện về ở cữ, tôi hầu hết thấy nàng dâu sợ mẹ chồng không tâm lý, soi mói con dâu. Còn tôi lại có ám ảnh khác: ám ảnh vì bị mẹ chồng chăm sóc và ép ăn thái quá.
Tôi mang tiếng làm dâu nhà chồng nhưng cũng chỉ chính thức ở nhà chồng khoảng gần 1 tháng. Sau đó, vợ chồng tôi lên Hà Nội ở để tiện cho việc đi làm của hai đứa. Mỗi tuần, tôi chỉ gọi điện về quê hỏi thăm bố mẹ 1 lần. Còn khi nhà có việc, 2 vợ chồng mới phải nghỉ làm để về quê.
Những lúc vợ chồng tôi về quê, bố mẹ chồng đều đối xử với các con rất bình đẳng. Ông bà cũng thương vợ chồng tôi phải ở trọ xa nhà, lương không được bao nhiêu. Vì thế, mỗi lần về quê, ông bà thường bắt chúng tôi mang theo nhiều thứ: rau, thịt, cá… để bỏ tủ lạnh ăn dần. Hay lúc có gạo ngon, mẹ chồng cũng bắt mang lên bằng được.

Mẹ chồng tôi thuộc tuýp phụ nữ rất nhanh nhẹn. Việc gì bà cũng chu toàn từ A-Z (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng tôi thuộc tuýp phụ nữ rất nhanh nhẹn. Bà hiện đã nghỉ hưu song vẫn ở nhà bán hàng tạp hóa cùng bố chồng. Việc gì bà cũng chu toàn từ A-Z. Bà cũng hết lòng vì con vì cháu. Có gì không hài lòng, bà cũng nói thẳng luôn.
Tôi khá hài lòng với một người mẹ chồng như thế. Cho tới mới đây khi tôi sinh em bé đầu lòng, mẹ chồng dù bận bán hàng nhưng cũng cố gắng thu xếp lên chăm con cháu. Và bắt đầu từ đây, quãng thời gian 2 tháng ở cữ được sống cùng mẹ chồng làm tôi thực sự phát hoảng.
Từ hôm tôi sinh ở viện về, suốt 2 tháng liền bà bắt con dâu phải ăn ngày 6 bữa. 6 bữa ấy bao gồm 3 bữa cơm và 3 bữa cháo. Tất nhiên, các bữa ăn mẹ chồng cũng thay đổi luân phiên rất dễ ăn. Song hàng ngày bị bắt ăn nhiều như vậy khiến tôi quá hoảng.
Mỗi lần đến bữa ăn, mẹ chồng toàn mang cơm canh lên tận phòng cho tôi ăn. Bát canh thì hẳn một bát to. Cơm cũng một bát đầy sụ khiến tôi vừa ăn vừa ứa nước mắt. Tôi nhiều lần bảo mẹ cho ăn ít cơm, ít canh hơn nhưng bà không chịu. Bà một mực ép ăn nhiều để có đủ sữa cho con bú và đủ sức thức đêm chăm con.
Rồi các bữa phụ cũng vậy. Lúc nào bà cũng nấu cả một tô cháo to và đầy. Tôi ăn không hết thì bà mắng bảo phí của, mất công bà nấu. Có lúc bà bảo tôi không chịu cố gắng ăn vì con. Để tránh rát tai và làm bà vui lòng, tôi toàn phải gồng người lên ăn hết.
Khi ăn xong, bà lại bắt tôi ăn hoa quả tráng miệng. Tôi ăn no nứt rốn nên không còn hứng thú ăn vặt nữa thì lại bị bà ép. Mẹ chồng cứ bảo ăn cam đi, ăn sữa chua đi cho bổ sung vitamin vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Suốt 2 tháng được mẹ chồng lên chăm ở cữ, tôi từ sinh xong có 47 kg giờ đã tăng lên 55kg. Trong khi tôi chỉ cao có 1m50 nên nhìn cứ béo tròn béo trục. Cứ hôm nào bà có việc về quê 1-2 ngày là ngày hôm ấy đời tôi rạng rỡ. Tôi mua nào bánh bao, bánh cuốn, xúc xích về ăn sáng.
Nhưng nếu mẹ chồng lên bất chợt mà thấy tôi ăn uống linh tinh, bà cho tôi một bài ca. Bà bảo ăn như vậy làm sao có chất cho cháu bú hoặc không ăn uống đảm bảo vì những đồ đó người ta làm có hợp vệ sinh đâu.
Hôm qua, tròn 2 tháng ở cữ nên tôi nói thẳng với bà là không cần ăn thêm bữa phụ nữa. Ngược lại, tôi chỉ cần ăn 3 bữa chính là được. Mẹ chồng tôi nhất quyết không cho vậy. Khi bà nói tôi không nghe, bà còn hậm hực bảo tôi nuôi con nhỏ mà còn đòi đẹp, đòi giữ được dáng. Bà bảo tôi không biết hy sinh vì con.
Suốt 2 tháng được mẹ chồng lên chăm ở cữ, tôi từ sinh xong có 47 kg giờ đã tăng lên 55kg (Ảnh minh họa)
Dù bà nói như nào, nhưng vì sợ ăn quá thể nên tôi vẫn không nghe và kiên quyết không ăn. Ngày hôm qua bà vẫn nấu 3 bữa cháo phụ bắt tôi ăn nhưng tôi kiên quyết không ăn. Bà giận ra mặt nhưng im không nói một lời nào với tôi nữa.
Tối qua, khi chồng tôi đi làm về, bà nói với anh là bà về nhà bán hàng. Thấy đột ngột, chồng tôi hỏi lý do. Bà nói rằng do tôi không cần bà chăm nữa, tôi không nghe lời bà. Vì thế bà ở đây cũng vô ích. Rồi bà còn mách anh về tội tôi lười ăn uống, ăn linh tinh và không chịu cố ăn vì con.
Nghe mẹ chồng nói vậy, chồng lại lừ mắt bảo tôi không biết điều, được mẹ chăm chu đáo như vậy còn “thái độ”. Rồi anh cứ thế chê tôi. Giọng anh cũng y hệt như giọng mẹ chồng.
Mẹ chồng tôi thì bảo, cố gắng ăn uống như vậy thêm 1 tháng nữa thì bà sẽ yên tâm về quê. Nghĩ tới 1 tháng nữa bị mẹ chồng ép ăn như vậy, tôi rùng mình vì sợ. Tôi khổ sở quá các chị ơi. Vì mỗi chuyện ăn uống nhỏ nhặt này là mẹ chồng và chồng đều bực mình và tỏ thái độ với tôi. Sao chẳng ai hiểu cho tôi thế? Tôi phải làm sao đây?

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?