Làm cách nào để nhận biết trẻ mắc hội chứng hậu Covid-19 hay không?

Hiện nay, điều khiến cha mẹ lo lắng không chỉ là Covid-19, mà còn là hội chứng mang tên hậu Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con em.

Không chỉ với người lớn, theo thống kê gần đây đã xuất hiện nhiều trường hợp trẻ mắc hội chứng hậu Covid-19, ảnh hưởng đến sức khỏe vô cùng. Nếu chúng ta không kịp để ý, những dấu hiệu này có thể chuyển hứng xấu đi, thậm chí dẫn đến tử vong. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Tìm hiểu hội chứng hậu Covid-19 là gì?

Theo định nghĩa của WHO thì hậu Covid-19 chính là những dấu hiệu như triệu chứng của người mắc Covid-19 lúc còn dương tính, nhưng đến khi âm tính vẫn kéo dài hoặc xuất hiện thêm nhiều triệu chứng.

Nguyên nhân của vấn đề này có thể liên quan đến nồng độ virus còn tồn tại trong cơ thể. Ngoài ra, có thể do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch…

Các trẻ đã có tiền sử mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc với F0 hoặc chung sống trong vùng dịch và có những biểu hiện như:

  • Sốt nhẹ, khó thở, ho khan hoặc ho có đờm
  • Trẻ thường mệt mỏi, ngủ nhiều hoặc mất ngủ, tim đập nhanh, da nổi các vết ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc
  • Một số trẻ còn bị COVID-19 làm ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…
  • Trẻ cũng có thể có những dấu hiệu như sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

Các triệu chứng trên sẽ mất dần nếu như được chẩn đoán và phát hiện sớm, điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ sẽ được phục hồi nhanh và tốt hơn.

2. Triệu chứng cho thấy trẻ bị mắc MIS-C

MIS-C hay còn gọi là viêm đa hệ thống hậu Covid-19, thường xuất hiện sau khi trẻ đã nhiễm bệnh từ 2-6 tuần. Biểu hiện lâm sàng của những trẻ mắc hội chứng này thường là sốt cao liên tục, nổi phát ban, rối loạn tiêu hóa… một số trẻ nặng hơn có thể gặp phải trường hợp biến chứng tim mạch, sốc… nếu không được phát hiện, thăm khám sớm và điều trị kịp thời có nguy cơ gây tử vong cao.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp khi trẻ bị viêm đa hệ thống hậu Covid-19:

  • Tăng hoặc giảm bạch cầu
  • Xét nghiệm xem có tăng các chỉ số viêm như máu lắng, CRP, ferritin, procalcitonin…
  • Siêu âm chẩn đoán tổn thương tim
  • X quang để khám tổn thương phổi
  • Sinh hóa: tăng men tim, tổn thương gan thận…

3. Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hậu Covid-19 cho trẻ?

Theo các chuyên gia, hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ cũng đang có xu hướng gia tăng. Chính vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu Covid-19 này cho trẻ đó là tiêm vaccine phòng bệnh, chủ động bảo vệ trẻ bằng cách giữ khoảng cách nơi công cộng, thực hiện 5K.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và được nhiều quốc gia hưởng ứng. Trong đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang làm đầy đủ các thủ tục để sẵn sàng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi. Điều này sẽ giúp cha mẹ bớt phần nào lo lắng, trẻ cũng được bảo vệ và tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường lớp, những hoạt động xã hội khác.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng ngay khi đủ điều kiện về sức khỏe và được kêu gọi từ nhà trường, phường, xã…

Nguồn : bau.vn

  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?
  • 4 sai lầm trong sinh hoạt hàng ngày đang "âm thầm" ảnh hưởng đến não bộ trẻ

    Não bộ của trẻ em trong giai đoạn phát triển là cơ quan cực kỳ nhạy cảm, dễ dàng tiếp thu và thay đổi, nhưng cũng rất dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong khi cha mẹ luôn chú trọng đến việc nuôi dưỡng cơ thể, ít ai nhận ra rằng những thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bộ não trẻ. Dưới đây là 4 thói quen thường gặp có thể đang ‘âm thầm’ hủy hoại não bộ của trẻ.