Khi mang thai, mẹ bầu cần phải được quan tâm chăm sóc đặc biệt nhiều hơn bình thường, bởi trong thai kỳ mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, một trong những vấn đề đó có thể sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thai nhi hoặc cả hai. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh phù nhau thai – một bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa đến tính mạng bé yêu.
Nguyên nhân phù nhau thai
-
Do nhiễm trùng, nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ do vi khuẩn hay siêu vi như người mẹ mắc bệnh thủy đậu, rubella, rubella, cytomegalovirus (CMV), sốt bại liệt… ở đầu thai kỳ
-
Do bất thường nhiễm sắc thể thai nhi: hội chứng Down, Edwards, Patau…
-
Bất đồng nhóm máu mẹ con: vợ có nhóm máu Rh(-) có con với người chồng có Rh(+) thì 50% thai nhi trong trường hợp này có nhóm máu Rh(+) di truyền từ bố và sẽ phát triển trong cơ thể mẹ Rh(-).
-
Do ngộ độc bào thai: mẹ uống rượu, bia, tiếp xúc hóa chất…
-
Những mẹ bầu đã từng bị phù nhau thai trước đó sẽ có nguy cơ mắc lại cao hơn người khác.
Điều trị bệnh phù thai bằng cách nào?
Quá trình chẩn đoán bệnh phù thai thường được thực hiện bằng siêu âm. Bác sĩ có thể nhận thấy thai nhi mắc phải tình trạng này khi thai phụ khám thai định kỳ. Hoặc mẹ cũng có thể yêu cầu được siêu âm trong thai kỳ nếu phát hiện em bé ít di chuyển hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như huyết áp tăng cao.
Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân của tình trạng này là:
-
Lấy mẫu máu thai nhi
-
Chọc ối
-
Siêu âm tim thai nhi nhằm tìm kiếm các bất thường ở bộ phận này.
Thông qua siêu âm và các xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ phát hiện được bệnh phù thai, tuy nhiên, căn bệnh này thường không thể được điều trị trong giai đoạn mang thai. Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể truyền máu cho thai nhi để tăng khả năng thai nhi sống sót đến lúc chào đời. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ thực hiện biện pháp giục sinh nhằm nâng cao mức độ an toàn cho cả 2 mẹ con.
Khi em bé được sinh ra đời, bác sĩ sẽ thực hiện những thủ thuật y tế như:
-
Dùng máy trợ thở
-
Thuốc kiểm soát suy tim
-
Thuốc kích thích thận loại bỏ chất lỏng dư thừa
-
Sử dụng kim nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở phổi, tim hoặc lồng ngực.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được truyền trực tiếp tế bào hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bé. Trong trường hợp phù thai do một tình trạng tiềm ẩn nào đó bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị song song.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/lam-sao-de-nhan-biet-va-dieu-tri-phu-nhau-thai-o-ba-bau-kip-thoi-a191845.html
Tags: bệnh lý khi mang thai