Những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt kỳ mang thai đến sau khi sinh là nguồn gốc của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ. Thậm chí có thể gây khó khăn cho trẻ khi dậy thì. Cùng xem những ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý tới mẹ bầu và thai nhi là gì trong bài viết dưới đây.
Khủng hoảng tâm lý tác động như thế nào đến mẹ bầu?
- Stress ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Những bà bầu bị stress sẽ có thể kèm theo nhiều biểu hiện. Đó là đau ngực, đau tim, đau đầu, rối loạn nhịp thở. Thậm chí là tim đập nhanh, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực, tăng nguy cơ cao huyết áp,…
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tính cách: Phụ nữ mang thai bị stress dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Mẹ bầu sẽ hay quên, không tập trung,… Hơn nữa, họ thường lo lắng quá mức, sợ hãi. Đôi khi có cảm giác thất vọng về bản thân. Nhiều người thường dễ giận dữ, khóc nhiều hơn,. Đặc biệt hơn, nhiều trường hợp thai phụ thường muốn thu mình lại, ngại giao tiếp xã hội.
- Nguy cơ gây sinh non: Phụ nữ stress khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.
- Rối loạn ăn uống: Căng thẳng kéo dài khiến mẹ bầu gặp phải rối loạn ăn uống. Một số trường hợp ăn uống không kiểm soát. Cũng có trường hợp lại bỏ bữa, ngán ăn,… Những thói quen này có thể dẫn đến một số bệnh: đau dạ dày hay viêm đường ruột và viêm ruột kích thích.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý mẹ bầu tới thai nhi trong bụng
Năm 1969, Donald Winnicott, một bác sĩ nhi khoa kiêm chuyên gia tâm lý nổi tiếng đã nghiên cứu về tương tác sớm mẹ con. Ông đề ra những ảnh hưởng của mối quan hệ này đến đời sống tâm lý của đứa trẻ. Những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt thai kỳ, sinh nở và sau khi sinh là nguồn gốc của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ. Nó có thể gây khó khăn trong giai đoạn dậy thì của trẻ.
1. Ảnh hưởng trực tiếp tới trí thông minh của trẻ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mẹ bị suy sụp tinh thần thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi cũng không thuận lợi. Con không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển não.
2. Nguy cơ mắc chứng tăng động
Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine. Hai loại hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Đáng nói là hai loại hormone này có thể “truyền” qua cho thai nhi thông qua nhau thai. Nó khiến hệ thần kinh của trẻ không được ổn định và tăng nguy cơ mắc chứng tăng động.
3. Khả năng ngôn ngữ hạn hẹp, chậm nói
Điều đáng buồn là có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ. Biểu hiện thường gặp hàng đầu đó chính là chậm nói.
4. Ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của trẻ
Tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn “góp phần” hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt cũng sinh con dễ nổi giận, khó tính, nhạy cảm,…
5. Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi mẹ bầu khủng hoảng tâm lý
Bà bầu hay khóc, bực dọc cũng tác động ít nhiều đến tính cách đứa bé. Các chuyên gia tâm lý học nhận thấy trẻ sinh ra từ những người mẹ này thường hay tỏ thái độ tiêu cực. Bé sẽ có xu hướng ít hòa đồng với mọi người. Bên cạnh đó, mối quan hệ mẹ con của cả hai cũng sẽ không được gắn kết như bình thường.
6. Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc
Về cơ bản, khi mẹ bầu khóc lượng oxy đến thai sẽ ít hơn bình thường. Điều này cộng với việc mẹ bầu chán ăn, bỏ bữa sẽ không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai. Từ đó sẽ khiến trẻ chậm phát triển. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu chất. Đồng thời sức đề kháng cũng yếu kém. Trẻ dễ bị các bệnh cảm cúm, cảm lạnh,…
Điều quan trọng cần nhớ là trầm cảm không phải lỗi của bạn. Việc bỏ bê sức khỏe là một triệu chứng của trầm cảm không được điều trị chứ không phải là một lựa chọn có ý thức. Không có bà mẹ nào muốn gây hại cho con cái. Tất cả điều này chỉ để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu điều trị sớm chứng trầm cảm sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Cảm xúc và tâm lý trong thời kỳ thai nghén chứa đầy khủng hoảng. Vì thế thai phụ rất cần cách cư xử tinh tế. Đặc biệt là sự nâng đỡ cảm xúc từ những người xung quanh. Thái độ của người thân, chất lượng mối quan hệ giữa vợ và chồng, thái độ của bản thân đối với việc có con có tác động rất lớn đến sự ổn định tâm lý của thai phụ. Muốn giảm thiểu lo lắng, gia tăng lòng tự tin cho thai phụ thì gia đình, xã hội cần có sự tìm hiểu để xác định rõ những nguyên nhân gây khó khăn để có sự hỗ trợ phù hợp.
Nguồn : bau.vn
Tags: Tâm lý mẹ bầu