Lợi ích của việc tắm cho trẻ khi bị sốt – lưu ý khi tắm cho bé sốt

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không tên nhưng độ khó lại vô cùng cao. Ngay cả cách tắm cho trẻ sơ sinh tưởng chừng đơn giản cũng cần sự điều chỉnh tinh tế theo từng hoàn cảnh khác nhau. Vậy nên hay không tắm cho trẻ sơ sinh đang bị sốt hay không?

Lợi ích của việc tắm cho trẻ khi bị sốt

Trên thực tế, không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ khi trẻ bị sốt sẽ khiến bệnh của trẻ nặng và lâu khỏi hơn nên khi con ốm thì kiêng tắm. Thậm chí một số gia đình còn chùm, quấn trẻ quá kĩ khiến tình trạng sốt thêm trầm trọng. Khi trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng nước, kiêng tắm cho trẻ sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị mắc các bệnh da liễu: viêm da, mẩn đỏ…
Việc tắm là một trong những cách giúp hạ sốt cho bé một cách nhanh chóng.
Việc tắm là một trong những cách giúp hạ sốt cho bé một cách nhanh chóng. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi.

Phương pháp tắm cho trẻ khi bị sốt

Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ trước khi tắm để chuẩn bị các bước tiếp theo hợp lý cho trẻ.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi tắm
  • Đóng kín cửa phòng tránh gió lùa.
  • Pha nước tắm với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2oC và phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Nếu không đảm bảo được nhiệt độ của nước, phương pháp tắm, thì tốt nhất bố mẹ không nên tắm cho trẻ bị sốt mà chỉ nên lau người, cổ, nách, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.
Nhiệt độ nước tắm cần duy trì ổn định trong suốt thời gian tắm
Bước 3: Tắm cho trẻ
  • Dùng khăn mềm ẩm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy của trẻ.
  • Gội đầu thật nhanh cho trẻ. Sau đó lấy khăn lau khô vùng đầu của trẻ.
  • Cho trẻ ngồi trong chậu tắm hoặc bổn tắm hoặc dùng vòi hoa sen để dội nước lên người trẻ.
  • Sau khi tắm lau khô người và mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.

Một số lưu ý tắm cho trẻ khi bị sốt

  • Không nên tắm quá lâu cho trẻ. Thời gian tắm hợp lý là 5 phút
  • Thời điểm tắm thích hợp: nếu vào mùa đông thì nên tắm cho bé vào buổi sáng là 9 – 11h, buổi chiều từ 15 – 17h . Nếu vào mùa hè, thời gian tắm cho trẻ vào buổi sáng là 8 – 10h, buổi chiều 16 – 18h.
  • Sau khi trẻ tắm xong, mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để trẻ bù lượng nước trẻ mất đi trong quá trình bị sốt. Song song với việc tắm cho trẻ thì mẹ cũng cần tiến hành cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối tránh gió sau khi tắm xong

Trường hợp nào không nên tắm khi sốt

  • Khi bé vừa tiêm phòng xong: Nếu lỗ tiêm trên da của bé tiếp xúc với nguồn nước không sạch, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập vào trong. Nó dễ sưng tấy đỏ và đơ cứng, khá nguy hiểm. Vì thế cần chú ý cho bé nghỉ ngơi vài giờ hoặc dùng khăn lau người cho bé để hạ sốt thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.

Không nên tắm cho trẻ khi vừa tiêm phòng xong
  • Khi da của bé đang bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì nhưng vết thương hở rất dễ lan rộng hơn hoặc nặng hơn khi bị nước vào.
  • Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người để tránh tình trạng mất nước thêm trầm trọng.
  • Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.

Trong những trường hợp này, mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt trên 38,5oC. Ngoài ra có thể lau người vùng cổ, nách, bẹn, lưng cho con hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt.

Nhìn chung việc tắm có thể hạ thân nhiệt cho con, tuy nhiên mẹ cần phải biết tắm đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu thấy con sốt cao, sốt phát ban, nổi ban đỏ, co giật thì cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.