Lupus ban đỏ – bệnh rối loạn tự miễn nguy hiểm với phụ nữ mang bầu

Lupus ban đỏ hay còn gọi là bệnh rối loạn tự miễn. Đây là một căn bệnh phổ biến cực nguy hiểm với sức khỏe của phụ nữ trong khi mang bầu.

Mang thai là một hành trình đầy gian nan với rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, trong đó có lupus. Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân. Nó gây tổn thương trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể. Hơn 90% trường hợp bệnh tự miễn lupus xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Do đó, nếu bạn bị lupus thì khi có ý định mang thai cần phải hết sức lưu ý.

Lupus ban đỏ – bệnh rối loạn tự miễn thường gặp ở bà bầu

Bệnh tự miễn lupus, hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một rối loạn tự miễn có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi các kháng thể sinh ra tự quay lại tấn công các mô bình thường của cơ thể và gây tổn thương cho nhiều cơ quan. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, bị bệnh tự miễn lupus trong thời gian mang thai không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được làm rõ. Gen di truyền có thể đóng vai trò quyết định, cùng với một vài yếu tố khác như nội tiết tố, môi trường…

Loạt triệu chứng của bệnh lupus

Nếu bạn bị rối loạn miễn dịch này, tốt nhất bạn kiểm soát bệnh trước khi có thai. Nếu không, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu muốn có con, các triệu chứng của bệnh phải không xuất hiện từ 5 – 6 tháng trước khi có ý định mang thai.

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh tự miễn lupus mà bạn cần lưu ý:

  • Xuất hiện các vết loét không đau ở miệng và mũi
  • Bị phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài
  • Bị phát ban, ngứa và bong tróc ở tai và da đầu
  • Ban đỏ hình cánh bướm chạy dọc theo sống mũi và hai bên má
  • Đau ngực khi hít thở sâu
  • Các ngón tay chuyển sang màu xanh nhạt
  • Đau và sưng khớp.

Ảnh hưởng của lupus ban đỏ đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên mang thai trong thời gian bệnh thuyên giảm sẽ tốt hơn bởi bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ như:

  • Sẩy thai
  • Thai chết non
  • Nguy cơ sinh non cao
  • Hội chứng HELLP – một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu
  • Tiền sản giật.

Hầu hết các bà mẹ bị lupus đều sinh con khỏe mạnh nhưng không thể phủ nhận rằng bệnh này có thể gây ra một số biến chứng thai kỳ. Tuy nhiên, cũng chưa chắc là bạn bị bệnh thì bé cũng sẽ bị bệnh. Do đó, tốt nhất, bạn nên làm là thụ thai trong giai đoạn bệnh thuyên giảm và nói với bác sĩ khi bạn có ý định mang thai để giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng.

Phòng tránh và điều trị bệnh lupus khi mang thai

Bệnh tự miễn lupus hiện vẫn chưa thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Bạn nên đến gặp và thăm khám bác sĩ thường xuyên trong quá trình mang thai. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng. Mang thai gây áp lực lên cơ thể và nếu bạn bị lupus, cơ thể sẽ càng kiệt sức hơn.

Nếu trong thai kỳ, bệnh tự miễn lupus không có dấu hiệu tái phát thì bạn có thể không cần uống thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc an toàn đối với phụ nữ mang thai.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.