Khi đã ở 3 tháng giữa thai kỳ, tình trạng ốm nghén, mệt mỏi của mẹ bầu có thể sẽ giảm đi đôi chút. Do đó, giai đoạn này cần được bồi bổ, quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Các ông bố, hãy nhớ làm theo những hướng dẫn dưới đây của Bau.vn để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông nhé!
Các xét nghiệm cần thiết ở 3 tháng giữa thai kỳ
Từ tuần thứ 13-26 các ông chồng vẫn cần đưa vợ mình đi khám thai theo lịch trình 1 tháng/ lần như cũ. Đồng thời, đừng quên nhắc vợ làm một số xét nghiệm quan trọng sau khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ dưới đây:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu trong giai đoạn này sẽ giúp đánh giá nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh, ví dụ như hội chứng Down.
Nghiệm pháp dung nạp đường huyết
Như đã nói ở 3 tháng đầu tiên, bệnh tiểu đường thai kỳ vô cùng đáng sợ. Ở tháng thai kỳ thứ 2, các ông chồng cần đưa vợ đi làm xét nghiệm quan trọng nhằm phát hiện tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Đó là nghiệm pháp dung nạp đường huyết.
Ở xét nghiệm này, mẹ bầu sẽ được uống nước đường, sau đó bác sĩ tiến hành lấy máu kiểm tra đường huyết. Nếu nghiệm pháp dương tính, nghĩa là vợ bạn có nguy cơ bị đái tháo đường. Sau khi sinh con xong, bạn cần đưa vợ đi làm lại nghiệm pháp này để đảm bảo an toàn.
Chọc ối
Không phải tất cả các bà bầu đều cần tiến hành biện pháp chọc ối. Phương pháp này chỉ tiến hành nếu mẹ bầu thuộc một trong 4 nhóm nguy cơ dưới đây:
- Kết quả sàng lọc trước sinh bất thường
- Có bất thường nhiễm sắc thể trước khi mang thai
- Mẹ bầu trên 35 tuổi
- Vợ/chồng là người có bất thường gen hoặc gia đình có tiền sử bất thường gen
Các dinh dưỡng thiết yếu dành cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
3 tháng giữa là thời điểm thai nhi đang trên đà “tăng tốc”, do đó mẹ bầu cần bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, gấp 2-3 lần bình thường. Trong thời gian này, cơn nghén cũng không hoành hành như trước nên các ông bố cần cố gắng chăm sóc, động viên vợ tăng từ 3 đến 4kg nhé!
1. Những thực phẩm nên ăn
Mỗi này, lượng calo phụ nữ mang thai cần bổ sung là 300-500 calories. Những dưỡng chất cần bổ sung trong giai đoạn này vẫn là canxi, kẽm, sắt, axit folic.
Về axit folic, 3 tháng giữa thai kỳ này nhu cầu không tăng nên mẹ bầu chỉ cần bổ sung giống như ở thời kỳ 3 tháng đầu tiên là được. Đối với các loại thực phẩm giàu protein, các ông bố nhớ nhắc mẹ bầu bổ sung 2 lần mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu protein liên tục gia tăng trong tam cá nguyệt thứ 2.
3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi “hút” sắt rất nhiều. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm sắt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không thiếu máu thai kỳ.
2. Những thực phẩm không nên ăn
Sữa và các chế phẩm từ sữa được các bác sĩ khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Thế nhưng, ở tam cá nguyệt thứ 2 nếu thấy vợ mình dùng quá nhiều phô mai, các ông chồng cần hạn chế ngay nhé. Lý do là vì chúng có thể chứa listeria, một loại vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng máu, sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
Bên cạnh đó, danh sách các loại thực phẩm cần tránh trong 3 tháng giữa thai kỳ của mẹ bầu phải kể đến như: các món tái, phụ gia thực phẩm, mì chính, nhân sâm, các chất kích thích và thực phẩm dễ gây sẩy thai như đã đề cập ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.
Các bài tập thể dục ở 3 tháng cuối thai kỳ
Ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, lúc này các ông chồng không cần phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” vợ mình nữa. Thay vào đó, khuyến khích các bà vợ tập một số môn thể dục nhẹ nhàng như: chạy xe đạp, bơi lội, leo cầu thang, đi bộ nhanh… sẽ rất tốt cho mẹ khi sinh em bé sau này. Song song, các bài tập anaerobic, yoga nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức đề kháng, mang đến sự linh hoạt cho cơ thể, nhẹ nhàng tâm trí cũng vô cũng có lợi cho mẹ trong thời kỳ bầu bí.
Mang thai 3 tháng giữa được coi là một giai đoạn “giải lao” để mẹ bầu có thời gian thu nạp dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tăng cường sức khỏe cho hành trình vượt cạn. Các ông bố nhớ chăm sóc mẹ bầu chu đáo để bé yêu chào đời thật khỏe mạnh nhé!
Nguồn : bau.vn