Mẹ có con dưới 1 tuổi lưu ý tuân thủ quy tắc: “3 chạm, 5 không sờ” để giúp con thông minh, khỏe mạnh

Thông thường, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh ở những tháng đầu đời còn khá non nớt. Vì vậy những bà mẹ có con dưới 1 tuổi cần lưu ý những điều sau đây!

Như đã biết, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn khá non nớt vì chưa được phát triển toàn diện như ở người lớn. Chính vì vậy, các bộ phận trên cơ thể của trẻ nhỏ lúc này vô cùng nhạy cảm. Hay nói cách khác, chỉ cần có những tác động nhẹ vào trẻ lúc này thôi cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn. Người lớn, đặc biệt là cha mẹ cần phải giữ được các nguyên tắc sau thì con mới có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh. Đối với những cha mẹ đang có con dưới 1 tuổi, bài viết sau của Bau.vn chính là dành cho bạn!

Quy tắc “3 chạm, 5 không sờ” mà cha mẹ có con dưới 1 tuổi nào cũng nên biết!

3 chạm

Chạm vào bụng

Điều đầu tiền, đây là bộ phận cơ thể của bé mà cha mẹ được phải đụng chạm. Tuy nhiên, cha mẹ không cần thiết phải xoa bụng chúng mà chỉ cần chạm nhẹ bàn tay vào. Điều này công dụng giúp thải độc và tiêu hóa tốt hơn. Việc này cũng đồng thời giúp bé rèn luyện thói quen đi tiểu mỗi ngày và khiến cho bé hấp thu tốt, phát triển khỏe mạnh hơn.

Chạm vào tay

Đây là bộ phận tiếp theo mà cha mẹ hoàn toàn có thể đụng chạm vào con thoải mái. Vì chạm vào tay con, be sẽ cảm nhận được rằng đó là một cảm giác an toàn. Điều đó giúp con bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn. Hơn nữa còn kích thích sự phát triển của não bộ, giúp trẻ thông minh vượt trội.

Chạm vào bàn chân

Cha mẹ hoàn toàn có thể đụng chạm vào bàn chân nhỏ nhắn của con. Hãy chạm nhẹ vào chân con, sau đó massage nhẹ nhàng để làm kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân bé. Điều này sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác thèm ăn và khiến trẻ ăn nhiều hơn.

5 không sờ

Vùng kín của bé

Chạm tay vào vùng kín là điều cấm kỵ nếu con bạn còn đang dưới 1 tuổi. Bởi nếu chạm vào vùng kín của trẻ thường xuyên có thể khiến sẽ dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe hay tâm sinh lý của bé.

Thóp

Cha mẹ không nên sờ hay đụng chạm gì tới thóp của bé vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé. Bên cạnh đó, việc chạm vào thóp cũng khiến các bộ phận khác ảnh hưởng theo chứ không chỉ riêng não bộ.

Rốn

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh thường cao hơn so với người lớn. Chính vì vậy mà trẻ thường dễ đổ mồ hôi hơn, có thể thấy phần rồn hơi bẩn nhưng cha mẹ tuyệt đối đừng nên sờ vào. Nếu sờ vào rốn của bé, bé có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng tiêu chảy hay viêm nhiễm.

Tai

Tai là bộ phận trên cơ thể của trẻ sơ sinh mà cha mẹ không nên sờ vào. Vì lúc này tai của trẻ còn rất yếu, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến thính lực của trẻ. Nếu cha mẹ đang lo lắng ráy tai làm ảnh hưởng đến vệ sinh của bé thì đừng lo, chúng sẽ tự khắc đào thải ra ngoài sau một khoảng thời gian.

Nhiều cha mẹ thường có thói quen sờ, vuốt, nựng má trẻ. Tuy nhiên, đây là việc làm không nên vì bàn tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn. Làm vậy sẽ trực tiếp đưa lượng lớn vi khuẩn lên khuôn mặt trẻ nên tuyệt đối đừng làm điều này cha mẹ nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.