Mẹo nhỏ giúp điều trị chân tay miệng cho bé tại nhà? Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.
Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Bênh chân tay miệng ở trẻ
Trong 1 – 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.
Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
Mẹo nhỏ giúp điều trị chân tay miệng cho bé tại nhà
1. Uống nước dừa
Nước dừa có khả năng làm mát cơ thể và khá thân thiện đối với dạ dày. Loại nước này có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong nước dừa còn có thêm axit lauric, một loại axit giúp chống lại virus. Đối với trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng, việc uống nước dừa có thể giúp bé giảm đau trong miệng và giữ nước cho cơ thể. Ngoài ra, nếu con yêu bị đau do lở miệng, bố mẹ hãy làm đông lạnh nước dừa và cho con ngậm để giúp giảm đau.
Mẹo nhỏ giúp điều trị chân tay miệng cho bé tại nhà bằng nước dừa
2. Súc miệng bằng dầu
Đây là một phương pháp chăm sóc sức khỏe bắt nguồn từ Ấn Độ với mục đích duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc này cũng giúp làm dịu vết loét miệng xuất phát từ bệnh tay chân miệng ở trẻ em và được xem như cách điều trị tay chân miệng tại nhà. Bạn chỉ cần lấy một muỗng bất kỳ loại dầu nào như dầu đậu phộng, dầu vừng hoặc dầu dừa và đưa bé ngậm trong miệng từ 5 – 10 phút rồi nhổ ra. Cần lưu ý là hãy đảm bảo trẻ không nuốt phải dầu vì điều này có thể khiến con bị tiêu chảy.
3. Sử dụng dầu gan cá
Dầu gan cá là giàu vitamin A, D và E. Dầu giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể kèm theo đặc tính kháng khuẩn. Do đó, đây có thể là một cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Dầu gan cá dễ dàng được hấp thụ bằng đường uống thông qua các viên nang mềm. Do vậy, bạn có thể tìm mua các sản phẩm thực phẩm bổ sung từ dầu cá và cho bé uống đều đặn.
4. Cây cúc dại
Cây cúc dại (Echinacea) là một loại thảo mộc thuộc họ cúc. Từ lâu, cây cúc dại đã được dùng để điều trị nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh, ho… Thêm vào đó, loại thảo dược này có khả năng nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng của sốt, cảm hoặc những dạng nhiễm trùng khác, bao gồm bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Cây cúc dại có thể được sử dụng dưới dạng đã được bào chế là viên nang hoặc bằng cách đun sôi lá trong nước để pha trà và dùng chung với mật ong.
5. Dầu hoa oải hương
Dầu oải hương là loại dầu có khả năng khử trùng và chống lại virus rất tốt. Dầu cũng mang đến công dụng làm dịu, thư giãn tinh thần nên có thể giúp bé yêu ngủ ngon hơn thay vì cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thêm một vài giọt dầu oải hương vào nước tắm của con hoặc dùng máy xông tinh dầu để khuếch tán chúng.
Mẹo nhỏ giúp điều trị chân tay miệng cho bé tại nhà bằng tinh dầu hoa oải hương
6. Tinh dầu chanh
Bên cạnh tinh dầu hoa oải hương thì tinh dầu chanh cũng là một gợi ý khác trong danh sách các cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mà bạn có thể thêm một vài giọt dầu vào sữa tắm để giúp bé chống lại virus, bảo vệ và chăm sóc làn da của con. Ngoài ra, tinh dầu chanh trộn cùng dầu ô liu hoặc dầu dừa rồi bôi lên vết ban đỏ cũng sẽ hỗ trợ làm dịu, đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.
7. Rễ cam thảo
Rễ cam thảo có đặc tính kháng virus và đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị các bệnh nhiễm virus khác nhau. Thêm vào đó, rễ cam thảo chứa một hóa chất gọi là triterpenoid, giúp tăng khả năng miễn dịch. Khi hấp thụ vào cơ thể, triterpenoid giúp tạo thành một lớp mỏng chất nhầy ở bên trong cổ họng và thực quản, từ đó giúp làm dịu tình trạng sưng đau do mụn nước.
Cách sử dụng rễ cam thảo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi chúng và lọc để lấy nước, sau đó dùng kèm với mật ong. Tuy nhiên, bố mẹ nên cẩn trọng, tránh lạm dụng loại thảo dược này nhằm hạn chế xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn.
8. Súc miệng với nước muối
Đối với chân tay miệng ở trẻ, khi bé mắc bệnh, bạn hãy khuyến khích con súc miệng bằng nước muối ấm từ 3 – 4 lần một ngày. Điều này sẽ giúp bé giảm đau do mụn nước và lở miệng. Bạn có thể sử dụng muối ăn thông thường hoặc muối hồng Himalaya. Mặt khác, muối hồng được đánh giá cao hơn bởi khả năng cân bằng độ pH trong khoang miệng. Ngoài ra, tắm cho bé bằng nước pha với muối Epsom sẽ giúp làm giảm phát ban trên cơ thể và tăng tốc độ hồi phục.
9. Tỏi là cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh vì chứa hàm lượng hợp chất lưu huỳnh cao, do đó sẽ giúp bé yêu mau chóng lành bệnh. Bạn hãy cho tỏi vào thức ăn hoặc để bé uống dưới dạng đã được bào chế là viên nang. Một cách khác nhằm tận dụng tỏi là pha trà thảo dược bằng cách đun sôi 3 tép tỏi trong nước và cho trẻ uống sau khi để nguội.
Tỏi là cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
10. Gừng giúp an thần và giảm đau
Gừng chứa một số hóa chất chống virus, kèm theo tác dụng an thần và giảm đau. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách bỏ gừng băm hoặc đập giập vào nước và đun lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại. Sau đó để nguội rồi đưa bé dùng chung với mật ong.
11. Dầu dừa có công dụng kháng virus
Dầu dừa có đặc tính kháng virus và đôi khi còn được như một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thoa dầu dừa lên các vùng da, nơi bé bị nổi mẩn hoặc mụn nước và chẳng mấy chốc, chúng sẽ biến mất.
12. Tinh dầu lá neem
Cây neem Ấn Độ có một số đặc tính kháng khuẩn và đã được sử dụng để điều trị các bệnh do virus gây ra trong hàng trăm năm. Bạn có thể thoa dầu lá neem lên các vết phát ban trên cơ thể bé. Một cách khác để sử dụng neem như một cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà là nghiền nhuyễn bột lá neem khô và trộn với nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Bôi hỗn hợp này lên nốt ban và mụn nước để vết thương nhanh lành.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu neem kết hợp với dầu dừa và một vài giọt dầu oải hương để bôi ngoài da.
13. Cho trẻ ăn lựu giúp con mau khỏi bệnh
Lựu là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Do vậy, bạn có thể cho bé uống nước ép lựu hoặc ăn quả tươi để mau khỏi bệnh hơn.
14. Giấm táo giúp làm dịu khoang miệng và cổ họng
Trong giấm táo chứa khá nhiều vitamin B và C. Giấm cũng chứa một chất gọi là inulin, có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu để chống lại virus trong cơ thể chúng ta. Nếu con yêu bị đau họng, bạn hãy trộn 2 muỗng cà phê giấm táo trong nước ấm và khuyến khích bé súc miệng để làm dịu khoang miệng và cổ họng.
15. Lô hội mang đến đặc tính kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch
Lô hội có rất nhiều vitamin, khoáng chất và những hợp chất có lợi cho làn da. Thêm vào đó, lô hội còn có đặc tính kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch. Việc dùng gel lô hội bôi lên các vết mẩn đỏ, mụn nước sẽ mang đến tác dụng làm dịu. Ngoài ra, nếu bé uống nước ép lô hội, con có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục hơn.
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ nhỏ rất khó chịu hoặc thậm chí tỏ ra cáu kỉnh. Thêm vào đó, tình trạng phát ban và mụn nước cũng gây đau đớn. Vì vậy, hãy thử các cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà này để làm dịu các triệu chứng cũng như làm cho con yêu thoải mái nhất có thể.
Nguồn : bau.vn