Mụn bọc là gì? Nguyên nhân gây nên và cách điều trị hiệu quả tại nhà?

Mụn trở thành một nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều người vì gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và các vấn đề liên quan đến giao tiếp xã hội. Hiểu được mụn bọc là gì cùng nguyên nhân, cách khắc phục sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.

Trên thực tế, mụn dù không tác động trực tiếp đến sức khỏe như các loại bệnh lý khác nhưng lại ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ giao tiếp xã hội của người bị mụn. Mụn vừa làm mất thẩm mỹ, vừa gây đau đớn, khó chịu. Trong đó, mụn bọc là loại mụn dễ nặng, khó chữa khỏi và dễ để lại các vết thâm sẹo? Cùng bau.vn đi giải đáp thắc mắc về mụn bọc là gì và các nguyên nhân, cách khắc phục nó nhé!

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc hay còn có một tên gọi khác nữa là mụn bọc mủ. Mụn bọc là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da. Đây là loại mụn hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn, phấn trang điểm còn sót lại trên da, bụi bẩn tích tụ,… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển, tấn công làn da, kích ứng nang lông nặng hơn, dẫn đến mụn bọc hình thành.

Cần phân biệt rõ giữa mụn bọc dưới da với mụn trứng cá. Tuy nhiên, không giống như các loại mụn thông thường chúng ta hay gặp, mụn bọc biểu hiện nặng hơn do khu vực lỗ chân lông bị mụn viêm nhiễm nặng, hình thành ổ khuẩn sâu. Đồng thời chứa nhiều mủ, gây sưng đỏ, vùng nhân mụn có dịch màu vàng hoặc trắng và đau nặng ở vùng mụn mọc. Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt như cằm, mũi, trán,… nhưng mụn bọc ở má là thường gặp và dễ để lại di chứng nhất.

Khi vô tình chạm tay vào hoặc xử lý, nặn mụn sai cách, mụn bọc có thể bị vỡ ra, gây viêm nhiễm các khu vực lân cận.Khi ấy mụn sẽ bị viêm nhiễm nếu không biết cách phục hồi nhanh chóng và đúng cách, mụn sẽ để lại vết thâm, hoặc sẹo rất khó chữa. Do đó, đối với mụn bọc, bạn cần lưu ý những điều này nhé!

Các giai đoạn cơ bản của mụn bọc

Thông thường, mụn bọc sẽ hình thành theo 3 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1: Mụn trứng cá bị vi khuẩn tấn công biến thành mụn bọc mủ, các vết mụn còn nhỏ và khó nhận biết.
  • Giai đoạn 2: Mụn đã bắt đầu to dần lên và có dấu hiệu sưng mọng. Sau đó dần xuất hiện nhân chứa dịch mủ có màu vàng hoặc trắng. Giai đoạn này bạn không nên tiếp xúc, chạm vào mụn vì mụn đang rất dễ bị tổn thương.
  • Giai đoạn 3: Mụn đã già và vỡ ra, lúc vỡ ra có thể sẽ kèm theo máu. da cũng sẽ dần lành lại. Vết thâm sẽ lành sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào loại da và mức độ sưng của mụn.

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân gây nên mụn bọc?

1. Do chức năng bài tiết bị rối loạn

Rối loạn chức năng bài tiết là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn bọc ở da. Rối loạn này gây ra hoạt động kém hiệu quả của gan và thận khiến cơ thể cơ thể bị tích tụ nhiều độc tố. Lâu ngày cơ thể sẽ đẩy mạnh hoạt động của hệ nội tiết, làm tăng cường chức năng bài tiết bã nhờn trên da để loại bỏ các độc tố đó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến da của các bạn bị bóng dầu, các lỗ chân lông bị bít tắc và tăng kích thước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây mụn phát triển.

Dầu được tiết ra quá nhiều nhưng không có khả năng thoát ra ngoài hết, gây bít bí lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn hình thành. Kết hợp với vệ sinh da không sạch, mụn bọc cũng dễ dàng phát triển vì nguyên nhân này.

2. Do chế độ ăn uống và những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Tinh thần cũng là một yếu tố tạo điều kiện cho mụn phát triển. Khi bạn lo nghĩ nhiều, bị stress, rối loạn về tâm thần sẽ gián tiếp khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng theo, trong đó có gan và thận.

Ngoài ra chế độ ăn uống thiếu khoa học, bừa bãi cũng khiến cho cơ thể tăng nguy cơ tích tụ độc tố, hình thành gánh nặng cho gan và thận.Những thói quen như ngủ muộn, nghỉ ngơi không hợp lý, ăn thực phẩm kém lành mạnh, thời gian làm việc dài,…

Hơn thế, chúng ta thường có thói quen đưa tay lên sờ và nặn mụn trên mặt khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ. Động tác này đã trực tiếp đưa vi khuẩn, bụi bẩn từ tay ta lên tiếp xúc với vùng da mặt là một vùng da nhạy cảm, khiến cho da mặt bị nhiễm bẩn, làm tăng nguy cơ hình thành mụn bọc.

3. Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân ở một số người. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra chính xác yếu tố nào quyết định đến di truyền loại mụn này. Dù vậy, các trường hợp mắc phải mụn do ảnh hưởng từ thành viên trong gia đình, đến một thời điểm nhất định sẽ tự hết.

4. Do lạm dụng mỹ phẩm

Việc sử dụng mỹ phẩm một cách lạm dụng, đặc biệt là với các mỹ phẩm rẻ tiền, khó kiểm chứng nguồn gốc , cố nhồi nhét để che đi dấu vết của mụn bọc. Điều này vừa không có lợi mà lại “rước hoạ vào thân”. Chúng làm cho da của chúng ta bị bí, “không thở được”, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Mụn bọc là gì? Cách điều trị mụn bọc hiệu quả tại nhà

1. Chăm sóc da đúng cách

  • Làm sạch da: Vệ sinh da mặt sạch sẽ là khâu quan trọng nhất trong các bước chăm sóc da. Sau một ngày dài, da phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Do đó làm sạch da giúp da loại bỏ khói bụi, dầu thừa trên da – nguyên nhân chính gây bít tắc lỗ chân lông. Với những người đang bị mụn bọc, rửa bằng nước thôi là không đủ. mà nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch như nước tẩy trang, gel rửa mặt.
  • Không cho tay lên nặn mụn, hạn chế tiếp xúc với mụn: Với các vị trí mọc dễ nhìn thấy : cằm, má,… khiến người bệnh cảm thấy tự ti, lo lắng hoặc đôi khi là vô tình, tiện tay nặn, sờ mụn.  Điều này khiến mụn bị thâm, có thể viêm nhiễm nặng hơn, khiến da lâu lành.

  • Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần: Điều này giúp loại bỏ tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông, giảm nguy cơ gây mụn. Nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Sử dụng đều đặn 1 – 2 lần/tuần là vừa đủ.
  • Dưỡng ẩm và chống nắng cho da: Điều này giúp da được cung cấp một độ ẩm nhất định, hạn chế tuyến bã nhờn  hoạt động mạnh mẽ hơn.

2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp khoa học

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
  • Hạn chế uống sữa, các thực phẩm chứa nhiều đường
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Bổ sung đồ ăn nhiều chất kẽm (đậu, thịt bò),vitamin A (khoai lang, cà rốt),chất xơ (rau củ quả),thực phẩm hỗ trợ thải độc gan (rau họ cải, hoa quả, rau xanh)
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng, stress
  • Chăm tập thể dục để nâng cao sức khoẻ, khả năng tuần hoàn cho da.

Làn da của chị em phụ nữ là thứ cần để nâng niu và chăm sóc. Bỏ túi những lưu ý này để làn da của các nàng thêm mịn màng, sáng bóng nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Mách chị em cách tự massage xóa nếp nhăn trên mặt

    Nếp nhăn là một trong những biểu hiện của lão hóa khiến khuôn mặt trông già nua và thiếu sức sống. Đây là tình trạng không chỉ gặp phải khi lớn tuổi. Để cải thiện nếp nhăn ở mặt, hãy tham khảo một số cách tự massage giúp giảm nếp nhăn dưới đây nhé.
  • Cùng khám phá công dụng của nước ép lưu đối với làn da chị em mình

    Lựu không chỉ giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của môi trường mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào, mang lại vẻ rạng rỡ. Việc bổ sung lựu vào chế độ ăn uống có thể cải thiện độ đàn hồi và làm sáng da, giúp bạn có làn da khỏe mạnh hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn để biết thêm công dụng của lựu đối với làn da chị em chúng ta.
  • Thói quen giúp răng trắng sáng

    Mọi người thường mơ ước có được một nụ cười rạng rỡ với hàm răng trắng sáng. Vì vậy, việc tìm kiếm các phương pháp làm trắng răng tự nhiên trở thành ưu tiên hàng đầu. Thay vì phải chi trả một khoản lớn cho các dịch vụ tại phòng khám nha sĩ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách làm trắng răng ngay tại nhà một cách hiệu quả.
  • Hai loại nước ép có công dụng ngừa nếp nhăn hiệu quả

    Retinol là dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng chống lão hóa và giảm nếp nhăn, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng sau tuổi 30. Ngoài việc bổ sung retinol từ bên ngoài, bạn cũng có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin A để gia tăng hiệu quả dưỡng da. Các loại trái cây, rau củ có màu cam, đỏ sẫm thường chứa nhiều tiền chất vitamin A (carotenoids), giúp ngừa nếp nhăn và làm da khỏe đẹp.
  • 4 loại hoạt chất chống lão hóa nên dùng khi bước qua tuổi 40

    Ở ngưỡng tuổi 40, làn da bắt đầu lộ rõ những dấu hiệu lão hóa, từ nếp nhăn đến sự giảm sút độ đàn hồi. Để duy trì vẻ trẻ trung và sức sống cho làn da, việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết sẽ giới thiệu bốn hoạt chất chống lão hóa hiệu quả, giúp bạn tự tin tỏa sáng ở mọi lứa tuổi.
  • Nên chọn những hoạt chất nào làm đẹp ở tuổi 40?

    Phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 có thể phải đối mặt với nhiều thay đổi về làn da. Vậy đâu là những hoạt chất giúp chị em chống lão hóa, cải thiện các tình trạng như đốm nâu, da xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn ở lứa tuổi này?