Muốn con khôn lớn, hãy bỏ ngay 4 quan niệm nuôi con lỗi thời này!

Nuôi dạy con theo mỗi thời khác nhau. Thế nên, những quan niệm nuôi con dưới đây đã lỗi thời, không còn phù hợp với ngày nay các bậc phụ huynh cần loại bỏ.

Quan niệm nuôi dạy con cái ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của con. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến phương pháp dạy con của mình sao cho phù hợp và để con phát triển được những thế mạnh của mình. Muốn làm được điều đó, trước hết hãy loại bỏ những quan niệm dạy con lỗi thời này ra khỏi tư tưởng.

1. Quan niệm nuôi dạy con- Quát mắng thể hiện quyền uy

Quát mắng không phải là cách giáo dục trẻ hiệu quả., nó có thể  khiến trẻ bị tổn thương, làm cho mối quan hệ con cái và cha mẹ xa cách. Việc quát mắng chẳng thể cải thiện hành vi mà còn khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn và phát sinh các vấn đề khác. Rất nhiều trường hợp, cha mẹ quá mắng khiến con cái trở nên bất mãn, ghét cha mẹ mình vì chưa kịp hiểu chúng đã to tiếng. Và ký ức của chúng chỉ có những tiếng la mắng, quát tháo của cha mẹ…

Do vậy, thay vì quát mắng, cáu giận vô cớ hay để tỏ quyền uy của bậc làm cha mẹ, bạn hãy nhẹ nhàng giải thích, chỉ bảo con cái để trẻ có thể tiếp thu tốt hơn.

2. So sánh với chị em ruột

Rất nhiều bậc phụ huynh tin rằng nuôi dạy con theo các so sánh với chị em ruột, từ đó con sẽ có động lực để cố gắng hơn, ganh đua và cùng tiến bộ.

Thế nhưng, việc làm này diễn ra quá thường xuyên sẽ tạo nên xung đột giữa chúng. Một đứa trẻ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nếu đem trẻ ra so sánh sẽ tạo nên tâm lý ức chế. Tốt nhất, chúng ta nên công nhận điểm mạnh của con, không nên so sánh chúng với ai, hãy ở bên cạnh và chỉ ra điểm chưa tốt để con khắc phục.

3. Cha mẹ không nên để con thấy mình buồn

Cha mẹ luôn muốn mình trở nên hoàn hảo trong mắt con cái. Họ sợ con thấy buồn nên thường giấu đi những cảm xúc không vui của bản thân. Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ cần biết được người lớn cũng có lúc thờ ơ, buồn bã, chán nản. Không nên coi thường cảm xúc và sức mạnh của chúng, hãy bộc lộ cảm xúc của bạn để trẻ cũng không che giấu cảm xúc mình khi trải qua chuyện nào đó không hay.

Việc bạn cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình, lâu dần sẽ tạo cho con trẻ thói quen tương tự như vậy. Điều đó, vô tình gò bó con người trẻ trở nên khô cứng, đôi khi phải sống khổ với cảm xúc của mình.

4. Quan niệm nuôi con- Chỉ tập trung việc học

Các bậc phụ huynh thường chỉ muốn con tập trung vào việc học để học giỏi và không muốn con tham gia các hoạt động. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng, các hoạt động sẽ mang đến cho trẻ nhiều kỹ năng, khiến trẻ năng động, có nhiều bạn hơn… Mặt khác, đó còn là hoạt động để trẻ giảm căng thẳng trong việc học, giúp trẻ trau dồi kỹ năng cuộc sống. Điều đó đôi khi cũng quan trọng không kém kiến thức học trên lớp.

Do đó, các bậc phụ huynh hãy cho con tham gia các hoạt động nhiều hơn để cảm thấy việc đi học không còn nhàm chán, con tạo dựng được nhiều mối quan hệ, có nhiều bạn bè. Tuy nhiên, hãy tiết chế điều đó ở mức vừa phải để tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Nuôi dạy con cái là việc không hề đơn giản, chúng không thể tự lớn lên đã trở thành người tốt. Vì thế, cha mẹ hãy dành thời gian bên con và cố gắng nhẹ nhàng với con hơn nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?