Muốn xem tình cảm vợ chồng có bền vững hay không, hãy nhìn vào cách cãi nhau

Bạn có bao giờ thắc mắc có những cặp luôn cãi nhau nhưng tình cảm vợ chồng vẫn nồng nhiệt, bền chặt? Chắc hẳn họ có những nguyên tắc khi cãi nhau không ai được phép chạm vào. Cùng tìm hiểu xem chúng là gì nhé!

Những tranh cãi hàng ngày có thể là gia vị giúp tình cảm vợ chồng thêm thăng hoa, nhưng nó cũng là nguy cơ tiềm ẩn cho sự đổ vỡ. Vì vậy, khi tranh cãi hay có những nguyên tắc riêng để tránh những điều đáng tiếc.

1. Dù tranh cãi nhưng một đôi = một đội

Những cặp đôi có tình cảm vợ chồng viên mãn là vì họ biết rằng, dù tranh cãi gay gắt đến đâu, thì ngày mai cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn và họ vẫn là vợ chồng. Khi ý thức được điều đó, họ sẽ biết cách tiết chế và kiềm lòng không làm tổn thương đối phương bằng những lời nói lúc tức giận.

Kể cả những lúc gay gắt nhất, họ vẫn hiểu rằng dù hưng thịnh hay gian khổ, khỏe mạnh hay đau ốm họ vẫn là một đôi. Khi cuộc cãi vã lên đến đỉnh điểm và không có dấu hiệu được giải quyết, họ sẽ tạm nghỉ để suy nghĩ.

2. Tình cảm vợ chồng gắn kết khi không thể hiện sự khinh bỉ

Sự khinh bỉ lẫn nhau là điều đáng sợ nhất trong hôn nhân. Đó không chỉ là vấn đề tình cảm mà là sự tôn trọng và chà đạp cái “tôi”. Những cặp đôi yêu nhau thật sự, dù có rơi vào cuộc tranh luận “đầu rơi máu chảy” cũng không bao giờ thể hiện những hành động như gọi “thằng này”, “con kia”, hay bĩu môi… những hành động xúc phạm người khác.

Chúng ta cần hiểu rằng, những hành động thể hiện sự khinh thường trong lúc nóng giận vô hình trở thành tổn thương cho đối phương. Chính vì thế, đây là nguyên tắc thiết yếu cần tôn trọng trong mỗi cuộc tranh luận.

3. Không lảng tránh các cuộc tranh cãi

Những cặp đôi yêu nhau lâu họ thường trao đổi với nhau về vấn đề cặp đôi khác lảng tránh. Họ ngồi xuống và giải quyết các vấn đề khó nói. Họ luôn có thái độ bình tĩnh, cởi mở cho các vấn đề nhạy cảm như sự nghiệp và tình cảm, con cái…

Chuyên gia tư vấn tình cảm cho rằng: “Tuy những chủ đề đó nhạy cảm, chúng ta nên nói với nhau luôn thay vì để mối quan hệ của mình bị hủy hoại vì những thứ đáng lẽ được giải quyết ngay từ đầu. Những cặp đôi nào chịu ngồi lại và thảo luận sẽ xử lý được những mối tai họa ngầm này”.

 

4. Tình cảm vợ chồng gắn bó khi không “cướp lời” nhau

Trong các cuộc tranh cãi, bạn hãy tôn trọng đối phương bằng cách không cướp lời nhau khi nói. Hãy từ tốn để đối phương trình bày và bày tỏ hết suy nghĩ thay vì sồn sồn, cướp lời họ.

Những cặp đôi lâu dài sẽ biết cách định hướng cuộc hội thoại sao cho công bằng và văn minh. Họ biết cách làm dịu tình hình khi bắt đầu thấy tình thế căng thẳng. Tranh cãi là một bộ môn nghệ thuật thì người cãi là một nghệ sĩ.

Cặp đôi đã lên đẳng thượng thừa bộ môn tranh cãi hiểu rất rõ giá trị của việc cho và nhận “khi một người nói, người còn lại phải thực sự lắng nghe”.

5. “Hạ nhiệt” khi cãi nhau

Mọi việc có thể vượt quá tầm kiểm soát thế nhưng cảm xúc tiêu cực thì không. Những người tranh luận lão luyện sẽ biết điểm dừng và điều khiển cuộc tranh luận không rơi vào bế tắc.

Khoảng lặng trong cuộc tranh cãi là thời gian để bạn và đối phương bình tĩnh, hạ nhiệt tránh những điều không hay xảy ra. Khi cả 2 đều biết cách làm nguội đầu mình thì sẽ đạt tới một thỏa thuận trong hòa bình.

Những nguyên tắc trong tranh cãi sẽ khiến tình cảm vợ chồng không tan vỡ sau mỗi cuộc tranh luận. Tranh luận để thấu hiểu chứ không phải để làm chúng ta xa cách nhau hơn.

 

Nguồn : bau.vn